Hiển thị các bài đăng có nhãn di sản singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn di sản singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

Mùa của những lễ hội ở Singapore

Sẽ là một quyết định đúng đắn nếu bạn dự định thăm Singapore vào giai đoạn từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Đây là thời điểm tốt để bạn khám phá nét đẹp văn hóa đa sắc màu của đảo quốc xinh đẹp. Trong đó có lễ Vu Lan, Tết Trung Thu của cộng đồng người Hoa, lễ hội Deepavali của cộng đồng Hindu Giáo và lễ hội Hari Raya của cộng đồng Hồi giáo. Tháng 8 cũng là dịp để hòa mình vào không khí Quốc Khánh của Singapore (ngày 9.8 hàng năm).

Một trong những đặc điểm nổi bật nhất của Singapore là cơ cấu dân số đa dạng gồm nhiều chủng tộc nhờ vào vị trí địa lý thuận lợi và những thành tựu thương mại của đất nước. Với mong ước một tương lai tươi đẹp hơn, những người nhập cư đã mang theo những nét riêng về văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán và các lễ hội của mình đến Singapore.

Lễ hội Deepavali của cộng đồng Hindu Giáo ở Singapore

Các cuộc kết hôn chéo và sự chung sống hòa hợp giữa các dân tộc đã dệt nên một bức tranh văn hóa đầy màu sắc, hình thành một xã hội Singapore đa dạng và mang lại cho đảo quốc này một di sản văn hóa phong phú đầy sức sống. Cho đến cuối thế kỉ 19, Singapore đã trở thành một trong những thành phố đa chủng tộc – đa văn hóa nhất của châu Á với các dân tộc chủ yếu là người Hoa, người Malaysia, người Ấn, người Peranakan.

Với những ai yêu thích văn hóa và đam mê sự tìm tòi, khám phá về văn hóa thì Singapore thật sự như một miền đất hứa với những trung tâm di sản cho từng tộc người cũng như những mùa lễ hội đặc trưng của từng cộng đồng nơi đây.

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

Trung tâm Di sản Mã Lai tại Singapore

Địa danh của khu vực nổi tiếng và cổ kính này có thể bắt nguồn từ cây Gelam trước kia được trồng rất nhiều ở đây. Năm 1822, vùng đất ở Kampong Glam chính thức được giao cho người Malay và những người Hồi Giáo, nơi đây cũng còn là chốn định cư của cộng đồng thương gia Ả Rập tuy ít nhưng lại rất thành đạt. Năm 1989, Cơ quan Phát triển Đô thị (Urban Development Authority) đã công nhận Kampong Glam là khu vực bảo tồn và ngày nay, hầu hết các kiến trúc cổ đều được phục chế và trùng tu.

Là một khu vực phong phú về di sản và văn hóa, thời gian thích hợp nhất để đến thăm nơi đây là tháng ăn chay Ramadan. Vào thời gian này, bạn sẽ cảm nhận được không khí lễ hội vui tươi vì ở các khu vực xung quanh sẽ tràn ngập các hội chợ ẩm thực và hội chợ đường phố, cũng như những buổi biểu diễn văn hóa.

Kampong

Bắt đầu con đường tham quan bộ hành Kampong Glam ở Trung tâm Di sản Mã Lai (còn gọi là Taman Warisan Melayu) tại số 85 đường Sultan Gate - nơi từng là Cung điện Istana Kampong Glam hay Cung điện Sultan. Năm 2005, Quỹ Di sản Mã Lai đã triển khai thành công một dự án trùng tu. Trong dự án có cả Bảo tàng Di sản Mã Lai - một cơ sở bảo tàng có mục đích bảo tồn và trưng bày các di sản văn hóa của người Mã Lai - Singapore bằng các hiện vật và hệ thống sa bàn. Trong khuôn viên của Trung tâm Di sản Mã Lai, bạn có thể thấy các cây Gelam (còn gọi là cây malaleuca), một loại cây mà vỏ của chúng từng được sử dụng để đóng tàu thuyền.

Trong chuyến tham quan này, bạn không thể bỏ qua mái vòm dát vàng tráng lệ của Đền thờ Sultan được đặt trên một đai tròn làm bằng đáy chai thủy tinh. Tọa lạc trên phố Muscat, Đền thờ Sultan là di tích nổi bật nhất ở Kampong Glam và đã từng là một di tích quốc gia được công nhận vào năm 1975.

Rời đền thờ Hồi giáo, bạn sẽ bước vào khu phố dành cho người đi bộ – đường Bussorah. Con đường này mang đậm nét Ả Rập. Hầu hết các mặt hàng buôn bán ở đây đều phục vụ cho các nhu cầu tôn giáo của cộng đồng Hồi giáo. Trước đây, phố này nổi tiếng với nghề làm dép xăng-đan, chế tác đồ đồng và đồ thau. Ngày nay, con phố này là không gian kết hợp các cửa hàng cũ và mới bán khăn choàng, móc khóa và quạt giấy, cùng với bản sao các hiện vật Mã Lai như đồ chơi dân gian, con quay. Từ phố Muscat (phía trước đền thờ), hãy rẽ sang khu phố Ả rập và khám phá các cửa hàng nước hoa, quán ăn độc đáo và các cửa hàng dệt truyền thống.

Cuối cùng, hãy kết thúc hành trình của bạn tại đường Haji Lane với các tiệm buôn đã được các nhà thiết kế địa phương và các doanh nhân thổi vào một làn sinh khí mới nhờ công tác phục chế và các cửa hiệu may chuyên bán đồ thời trang mới mọc lên tại đây.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2013

Tập tục văn hoá của người Singapore

Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.

Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã  lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.

Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

taptuc

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.

Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc "phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác.

Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.

Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều người ta tin và bảo vệ. Mặc dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore, những điều này không quan trọng lắm nhưng những người lớn tuổi lại đặc biệt quan tâm.

- Người gố Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc
- Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh

- Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

- Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.

- Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.

- Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ tong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.

- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.