Có nguồn gốc từ Hạ Môn, Trung Quốc, Lor Mee là một món ăn Phúc Kiến đã được đưa sang Singapore vào những năm 1950. Phân biệt bởi chữ ký dày, đen và tinh bột nước sốt của nó, Lor Mee được truyền thống làm bằng mì dày phẳng màu vàng. Tuy nhiên, Lor Mee quầy hàng hôm nay cũng sẽ sẵn sàng phục vụ với bún.
Nước sốt đen dày thường là những gì xác định liệu một bát Lor Mee là trung bình hoặc lớn, và nó được thực hiện bởi sự kết hợp của hầm xương heo, trứng và gia vị. Khoai tây hoặc bột ngô đôi khi cũng được sử dụng để dày lên nó. Thành phần mà đi vào Lor Mee khác nhau, nhưng các mặt hàng thường được tìm thấy bao gồm thịt heo kho, bánh cá, trứng om và lát Ngô Hiang (nem rán).
Các thành phần khác có sẵn tại gian hàng nhất định bao gồm chiên thịt cá mập, chiên thịt cá, kho thịt vịt và bánh bao chiên. Một bát Lor Mee cũng không hoàn thành mà không có gia vị thông thường của nó, chẳng hạn như tỏi băm nhỏ và gừng, ớt đỏ và giấm đen, thêm vào cho nó có thêm tăng cường sức mạnh.
Quầy hàng đề nghị nơi bạn có thể thấy rằng bát hồn của Lor Mee bao gồm Tiong Bahru Lor Mee và 178 Lor Mee tại Tiong Bahru thị trường, Bukit Purmei Lor Mee tại Bukit Purmei Avenue và Yuan Chuan Lor Mee tại Amoy Street Food Centre
Thoạt nhìn, bạn có thể thấy món Mì Lor Mee chẳng ngon lành gì cả. Nhưng đừng để bề ngoài của nó đánh lừa bởi một khi nếm qua hương vị xốt đen đậm đà của nó, bạn sẽ mãi nhớ món ăn này.
Nước tương đen đậm đà thường chính là yếu tố quyết định bát mì Lor Mee thuộc loại thường hay loại hảo hạng, và nước tương này được chế bằng cách hầm hỗn hợp xương heo, trứng và các gia vị. Đôi khi người ta cũng sử dụng khoai tây hoặc bột ngô để làm sệt thêm cho món tương này.
Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014
Kinh nghiệm mua hàng miễn thuế ở Singapore
Mua hàng miễn thế có ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, thế nhưng, Singapore là một trong những nơi thực hiện loại hình này tốt nhất. Với tư cách là du khách nước ngoài, bạn sẽ được hưởng những ưu đãi mua sắm miễn thuế ở đây. Điển hình là 7% thuế Hàng hóa và Dịch vụ (GST) sẽ được hoàn trả tại sân bay Changi trước giờ xuất cảnh.
Bắt đầu từ ngày 19/8/2012, Singapore đã thực hiện Đề án hoàn thuế điện tử cho khách du lịch (eTRS). Với hệ thống mới này, du khách sẽ không phải thực hiện quá nhiều bước trong thủ tục hoàn thuế.
Hãy nhớ GST khi mua sắm ở Singapore
Đối với eTRS, bạn được yêu cầu đăng kí một thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để xem như một “dấu hiệu” cho việc mua hàng miễn thuế. Tất nhiên, bạn vẫn có thể mua sắm bằng những thẻ khác nhưng chỉ có thẻ đã đăng kí mới được sử dụng trong quá trình hoàn thuế.
Bước 1: Tại cửa hàng
Tìm kiếm những cửa hàng có dán sticker màu xanh “Tax Free Shopping” hoặc “Premier Tax Free” ngoài cửa và mua sắm ở đó. Để được hoàn thuế thì hóa đơn của bạn trị giá ít nhất là S$100 (US$64), áp dụng cho từng hóa đơn riêng lẻ hoặc nhiều nhất là 3 hóa đơn mua hàng cùng 1 ngày tại 1 cửa hàng.
Nếu ở cửa hàng có hệ thống eTRS, nhân viên sẽ cung cấp cho bạn một vé eTRS cho hàng hóa mà bạn mua khi bạn thanh toán. Bạn cần giữ lại tất cả hóa đơn cũng như vé eTRS để dùng cho việc hoàn thuế sau này.
Trung tâm mua sắm ION Orchard
Nếu ở cửa hàng không có hệ thống eTRS, xuất trình hộ chiếu của bạn khi thanh toán và yêu cầu nhân viên cung cấp tấm séc hoàn thuế toàn cầu hoặc chứng từ hoàn thuế. Hình thức này áp dụng cho các điểm bán lẻ. Giữ toàn bộ giấy tờ để cung cấp cho hải quan trước khi bạn xuất cảnh.
Bước 2: Tại sân bay
Đối với hàng hóa có vé eTRS, bạn hãy đến máy eTRS tự phục vụ. Ở sân bay có 2 khu vực để máy, một là ở khu vực check in dành cho hành lý kí gửi và một là khu vực chờ quá cảnh dành cho hành lý xách tay.
Tại máy eTRS tự phục vụ, bạn sử dụng hộ chiếu và thẻ tín dụng đã đăng kí trước đó để truy vấn thông tin. Nếu không bạn có thể quét vé eTRS đã được nhận được từ cửa hàng nơi mà bạn mua sắm. Sau đó, tiếp tục thực hiện theo các bước hướng dẫn của máy eTRS tự phục vụ để được hoàn thuế GST.
Đối với hàng hóa không có vé eTRS mà có biên nhận hoàn thuế giấy, bạn hãy đến quầy Kiểm soát Hải quan để được đóng dấu. Bạn phải xuất trình hộ chiếu, chứng từ, hàng hóa cũng như tất cả biên nhận để hải quan kiểm tra. Lưu ý, nếu giấy tờ không đầy đủ thì yêu cầu hoàn thuế của bạn sẽ không được thực hiện.
Hoàn thuế tại sân bay
Bước 3: Nhận tiền hoàn thuế
Nếu chọn cách hoàn thuế trực tiếp vào thẻ tín dụng đã đăng kí tại máy eTRS tự phục vụ thì bạn có thể lên máy bay và không cần làm bất cứ thủ tục nào nữa. Nếu chọn nhận tiền mặt, bạn hãy đến Quầy hoàn thuế (Refund Counter) tại phòng chờ xuất cảnh để nhận tiền.
Cơ quan hoàn thuế GTS tại Singapore: Hầu hết các cửa hàng ở Singapore đều liên kết với 1 trong 2 cơ quan hoàn thuế:
Global Blue Singapore (+65-6225-6238; www.global-blue.com)
Premier Tax Free (+65-6293-3811; www.premiertaxfree.com)
Một số ngoại lệ trong việc hoàn thuế GST: Tất cả du khách trên 16 tuổi đều có quyền yêu cầu hoàn thế, trừ các trường hợp sau
Học sinh – sinh viên du học tại Singapore vẫn có thể yêu cầu hoàn thuế nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
Bắt đầu từ ngày 19/8/2012, Singapore đã thực hiện Đề án hoàn thuế điện tử cho khách du lịch (eTRS). Với hệ thống mới này, du khách sẽ không phải thực hiện quá nhiều bước trong thủ tục hoàn thuế.
Hãy nhớ GST khi mua sắm ở Singapore
Đối với eTRS, bạn được yêu cầu đăng kí một thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để xem như một “dấu hiệu” cho việc mua hàng miễn thuế. Tất nhiên, bạn vẫn có thể mua sắm bằng những thẻ khác nhưng chỉ có thẻ đã đăng kí mới được sử dụng trong quá trình hoàn thuế.
Bước 1: Tại cửa hàng
Tìm kiếm những cửa hàng có dán sticker màu xanh “Tax Free Shopping” hoặc “Premier Tax Free” ngoài cửa và mua sắm ở đó. Để được hoàn thuế thì hóa đơn của bạn trị giá ít nhất là S$100 (US$64), áp dụng cho từng hóa đơn riêng lẻ hoặc nhiều nhất là 3 hóa đơn mua hàng cùng 1 ngày tại 1 cửa hàng.
Nếu ở cửa hàng có hệ thống eTRS, nhân viên sẽ cung cấp cho bạn một vé eTRS cho hàng hóa mà bạn mua khi bạn thanh toán. Bạn cần giữ lại tất cả hóa đơn cũng như vé eTRS để dùng cho việc hoàn thuế sau này.
Trung tâm mua sắm ION Orchard
Nếu ở cửa hàng không có hệ thống eTRS, xuất trình hộ chiếu của bạn khi thanh toán và yêu cầu nhân viên cung cấp tấm séc hoàn thuế toàn cầu hoặc chứng từ hoàn thuế. Hình thức này áp dụng cho các điểm bán lẻ. Giữ toàn bộ giấy tờ để cung cấp cho hải quan trước khi bạn xuất cảnh.
Bước 2: Tại sân bay
Đối với hàng hóa có vé eTRS, bạn hãy đến máy eTRS tự phục vụ. Ở sân bay có 2 khu vực để máy, một là ở khu vực check in dành cho hành lý kí gửi và một là khu vực chờ quá cảnh dành cho hành lý xách tay.
Tại máy eTRS tự phục vụ, bạn sử dụng hộ chiếu và thẻ tín dụng đã đăng kí trước đó để truy vấn thông tin. Nếu không bạn có thể quét vé eTRS đã được nhận được từ cửa hàng nơi mà bạn mua sắm. Sau đó, tiếp tục thực hiện theo các bước hướng dẫn của máy eTRS tự phục vụ để được hoàn thuế GST.
Đối với hàng hóa không có vé eTRS mà có biên nhận hoàn thuế giấy, bạn hãy đến quầy Kiểm soát Hải quan để được đóng dấu. Bạn phải xuất trình hộ chiếu, chứng từ, hàng hóa cũng như tất cả biên nhận để hải quan kiểm tra. Lưu ý, nếu giấy tờ không đầy đủ thì yêu cầu hoàn thuế của bạn sẽ không được thực hiện.
Hoàn thuế tại sân bay
Bước 3: Nhận tiền hoàn thuế
Nếu chọn cách hoàn thuế trực tiếp vào thẻ tín dụng đã đăng kí tại máy eTRS tự phục vụ thì bạn có thể lên máy bay và không cần làm bất cứ thủ tục nào nữa. Nếu chọn nhận tiền mặt, bạn hãy đến Quầy hoàn thuế (Refund Counter) tại phòng chờ xuất cảnh để nhận tiền.
Cơ quan hoàn thuế GTS tại Singapore: Hầu hết các cửa hàng ở Singapore đều liên kết với 1 trong 2 cơ quan hoàn thuế:
Global Blue Singapore (+65-6225-6238; www.global-blue.com)
Premier Tax Free (+65-6293-3811; www.premiertaxfree.com)
Một số ngoại lệ trong việc hoàn thuế GST: Tất cả du khách trên 16 tuổi đều có quyền yêu cầu hoàn thế, trừ các trường hợp sau
- Là công dân Singapore hoặc thường trú tại đất nước này (trừ những học sinh – sinh viên theo diện du học).
- Lưu trú tại Singapore hơn 365 ngày trong 24 tháng trước khi mua hàng.
- Làm việc tại Singapore từ 6 tháng trở lên trước khi mua hàng.
- Là thành viên của đoàn bay hoặc đoàn tiếp viên quá cảnh tại Singapore.
Học sinh – sinh viên du học tại Singapore vẫn có thể yêu cầu hoàn thuế nếu đáp ứng các yêu cầu sau:
- Thời điểm mua hàng cách ngày hết hạn của thẻ học sinh – sinh viên ít nhất 4 tháng.
- Hàng hóa phải mang ra khỏi Singapore ít nhất 2 tháng sau khi mua.
- Học sinh – sinh viên phải rời khỏi Singapore ít nhất 12 tháng.
Thứ Năm, 27 tháng 3, 2014
Món ăn đường phố của Singapore
Chuẩn bị đến thăm đất nước Singapore trong dự định du lịch sắp tới của mình, bạn không chỉ lo lắng đặt vé Singapore Airlines từ một đại lý Singapore Airlines uy tín và có trách nghiệm. Bạn còn đang cần tìm hiểu thêm những thông tin du lịch của đất nước này. Vậy thì chỉ cần bạn truy cập đến datvesingaporeairlines.com một chuyên trang của phòng vé Singapore Airlines tại Việt Nam, tại đây không chỉ những thông tin vé bay, mà bạn còn tìm thấy những thông tin du lịch hữu ích chuẩn bị cho chuyến đi của mình.
Được biết đến là một quốc đảo xanh, Singapore là một điểm đến hấp dẫn và thú vị dành cho những người yêu thích du lịch và muốn gắn bó với thiên nhiên. Cùng với đó, đất nước này cũng được biết đến là một miền đất hứa với đa dạng màu sắc các dân tộc, với đặc trưng văn hóa đặc sắc.
Một lần đến thăm đất nước Singapore, ghé thăm những con phố đặc sắc nơi đây, du khách sẽ có một cảm nhận, dường như mọi màu sắc văn hóa thế giới đều có thể tìm thấy ở mảnh đất bé nhỏ này. Bên cạnh đó, ẩm thực ở vùng đất này cũng vô cùng phong phú với rất nhiều những món ăn ngon và độc đáo.
Được làm theo phong cách mì Phúc Kiến, Lor Mee là một món ăn cổ điển của Singapore. Nước tương đen đậm đà thường chính là yếu tố quyết định bát mì Lor Mee thuộc loại thường hay loại hảo hạng, và nước tương này được chế bằng cách hầm hỗn hợp xương heo, trứng và các gia vị. Đôi khi người ta cũng sử dụng khoai tây hoặc bột ngô để làm sệt thêm cho món tương này.
Bên cạnh đó, Rojak cũng là một trong những món ăn tiêu biểu của đất nước Singapore. Rojak trong tiếng Mã Lai có nghĩa là sự pha trộn, là món salad rau và trái cây truyền thống được dùng phổ biến như món khai vị.
Du khách cũng nên thử mình trong một món ăn vô cùng độc đáp có tên là Yusheng có nghĩa là cá sống, theo phong cách Triều Châu. Thường được mô tả như một phiên bản khác của món Carpaccio (cá sống thái lát mỏng, tưới dầu ô liu và để thật lạnh trước khi ăn) của Singapore.
Geylang. Một điểm đến thú vị ở Singapore
Geylang là một khu đô thị tự trị nằm về phía Đông của trung tâm thành phố. Có lẽ Geylang là địa danh được đặt tên và xuất hiện sớm nhất trên bản đồ địa lý của Singapore, thuở sơ khai, nơi đây là một vùng đầm lầy ẩm ướt với những rặng dừa trải dài dọc đường dẫn ra cửa sông Balestier. Còn về tên gọi thì trong từ ngữ cổ của người Malay “Geylanggan” có nghĩa là “xoay” hoặc “nghiền”, tên gọi này dựa trên thói quen sử dụng cơm dừa và sữa để chế biến món cari có hương vị giao thoa giữa Malay và Trung Hoa. Quan điểm về tên gọi Geylang ở trên vẫn còn được duy trì cho đến ngày nay, tuy nhiên cuộc sống của người dân đã thay đổi rất nhiều vì nạn mua bán mại dâm, thuốc phiện vẫn còn đang diễn ra sôi nổi tại nơi này. Ngoài ra, còn có nhận định rằng tên gọi Geylang xuất phát từ việc viết sai chính tả tên của một loài cây leo là “Gelang”, có thể đây là lời giải thích hợp lý hơn bởi vì người Malay cũ hay đặt địa danh dựa trên địa hình và những thảm thực vật chủ yếu sinh sống trên vùng đất đó. Ví dụ: Melaka có tên gọi từ một loại cây cùng tên.
Khu vực hành chính của Geylang trải dài trên con đường cùng tên khoảng 3km và được chia thành 2 khu vực Bắc – Nam. Dọc đường Geylang có rất nhiều ngã rẻ phụ mà người dân ở đây gọi là “Lorongs” (tiếng Malay địa phương). Các con đường ở phía Bắc được đánh số lẻ (lorong 1, lorong 3,…); các tuyến đường ở phía Nam thì được đánh số chẵn (lorong 2, lorong 4,…)
Do ảnh hưởng sự phát triển của quá trình đô thị hóa của toàn đất nước Singapore từ những năm 1970 đến nay, Geylang giờ đây là một sự kết hợp giữa khu mua sắm phức hợp mà tiêu biểu là những cửa hàng mua bán nhộn nhịp với những hoạt động của guồng quay cuộc sống diễn ra hối hả cả ngày lẫn đêm. Geylang là nơi hoạt động chủ yếu của người lao động nước ngoài và những quán karaoke. Dọc đường Geylang ngoài rất nhiều những cửa hàng mua sắm thì không thiếu những món ăn ngon để chiêu đãi bao tử khi đói!
Làm sao đến đó: Có rất nhiều trạm MRT gần đấy như: Aljunied, Kallang, Dakota, Mountbatten và Paya Lebar. Ngoài ra còn một tuyến xe bus nằm ngay Lorong 1 gần khu Kallang
Chợ Geylang: (cách 5 phút từ trạm MRT Paya Lebar) Chợ thực chất là một nhà hai tầng được xây dựng theo kiến trúc Malay, các sản phẩm chủ yếu ở đây có nguồn gốc từ Malay và khu vực Trung Đông như: các loại gia vị, thuốc, khăn choàng, mỹ phẩm, thực phẩm tươi sống, bên cạnh đó là những sản phẩm độc đáo cũng được bày bán ở chợ này là rắn và trứng rùa!
Đường Joo Chiat: Joo Chiat được đặt theo tên của một người làm mũ_Chew Joo Chiat. Đến tham quan con đường này bạn sẽ được sống lại vẻ đẹp của những kiến trúc tuyệt đẹp từ những ngôi nhà, cửa hiệu tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc pha trộn giữa nền văn hóa từ đầu thế kỷ 20 và thời kỳ thuộc địa.
Katong: Là khu vực láng giềng của Geylang, nằm về phía Đông trung tâm thành phố, nơi có đầy đủ các cửa hàng, nhà ở tạo nên một hình ảnh đẹp như tranh vẽ. Tại đây, bạn có thể đến tham quan nhà cổ Katong để tận mắt nhìn thấy những bộ trang phục cổ đại của nên văn hóa Peranakan. Nếu là người coi trọng tâm linh, bạn có thể đến thăm đền Sri Vinayagar Senpaga.
Làng Malay: Đây là điểm đến văn hóa, gợi nhớ cho du khách những câu chuyên ngày xưa về lối sống của người Malay cổ tại Singapore vào những năm 50, 60. Một số khách sạn tại đây còn cung cấp thông tin về các hàng thủ công và cafe truyền thống của người dân đia phương.
Ăn uống
Sin Huat Eating House: (659/661 Geylang Road Lorong 35; Mở cửa: 6pm – 12pm hàng ngày) Đặc sản là những món ăn được chế biến từ loài cua “quái vật” Sri Lanka và các loài hải sản khác
No Signboard Seafood Restaurant: (414 Geylang Road; Mở cửa: 12pm – 1am hàng ngày) Đây là một thương hiệu nhà hàng dạng chuỗi nên bạn có thể tìm thấy nó ở khắp Singapore, phục vụ những món ăn hải sản đến từ Châu Á, đặc biệt là bạn phải thử ngay món Chilly Crab sốt thơm phức, đậm đà mùi hương của gia vị làm bạn không thể nào cưỡng lại được. Nếu bạn ưa thích những món ăn lạ miệng thì có thể thử qua món Trứng cua muối, hương vị rất là khó quên!
Geylang Serai Market và Food Center: (1 Geylang Serai; Mở cửa: 8am – 10pm hàng ngày) Phục vụ những món ăn được chế biến từ gạo kết hợp với những món ăn đầy gia vị của Malaysia như thịt bò Rendang, gà nướng Panggang. Nếu không muốn tốn thời gian thì bạn nến đến thẳng gian hàng 137 và 166. Sau khi thưởng thức những món chính thì bạn cũng nên “chén” qua món tráng miệng mát lạnh của người Malay đó là Chendol_một loại chè được nấu từ đường Gula Melaka kết hợp với đậu đỏ, thạch jelly và đá bào.
Thịt bò Kway Teow: (237 Geylang Lorong 9; Mở cửa: 5pm – 3.30am hàng ngày) Không quá lạ miệng nhưng được chế biến hợp vệ sinh, thịt bò cắt lát trông rất ngon, sốt đậu đen đậm đã hương vì dùng chung với mì. Giá cả hợp lý.
Cháo ếch: (235 Geylang Road, lorong 9; Mở cửa: 11.45 am – 3.45 am hàng ngày, nghỉ vào dịp Tết Nguyên Đán) Cháo ếch ở đây được nhận định là ngon hơn tất cả, cháo và ếch được nấu trong 2 niêu đất riêng biệt, lớn hay nhỏ, cay hay không cay thì tùy bạn gọi lúc mới vào, nước tắc ở đây uống khá ngon, nhiều khi đồ ăn chưa đem ra mà bạn đã uống hết nước lúc nào không hay.
Khu vực hành chính của Geylang trải dài trên con đường cùng tên khoảng 3km và được chia thành 2 khu vực Bắc – Nam. Dọc đường Geylang có rất nhiều ngã rẻ phụ mà người dân ở đây gọi là “Lorongs” (tiếng Malay địa phương). Các con đường ở phía Bắc được đánh số lẻ (lorong 1, lorong 3,…); các tuyến đường ở phía Nam thì được đánh số chẵn (lorong 2, lorong 4,…)
Do ảnh hưởng sự phát triển của quá trình đô thị hóa của toàn đất nước Singapore từ những năm 1970 đến nay, Geylang giờ đây là một sự kết hợp giữa khu mua sắm phức hợp mà tiêu biểu là những cửa hàng mua bán nhộn nhịp với những hoạt động của guồng quay cuộc sống diễn ra hối hả cả ngày lẫn đêm. Geylang là nơi hoạt động chủ yếu của người lao động nước ngoài và những quán karaoke. Dọc đường Geylang ngoài rất nhiều những cửa hàng mua sắm thì không thiếu những món ăn ngon để chiêu đãi bao tử khi đói!
Làm sao đến đó: Có rất nhiều trạm MRT gần đấy như: Aljunied, Kallang, Dakota, Mountbatten và Paya Lebar. Ngoài ra còn một tuyến xe bus nằm ngay Lorong 1 gần khu Kallang
Chợ Geylang: (cách 5 phút từ trạm MRT Paya Lebar) Chợ thực chất là một nhà hai tầng được xây dựng theo kiến trúc Malay, các sản phẩm chủ yếu ở đây có nguồn gốc từ Malay và khu vực Trung Đông như: các loại gia vị, thuốc, khăn choàng, mỹ phẩm, thực phẩm tươi sống, bên cạnh đó là những sản phẩm độc đáo cũng được bày bán ở chợ này là rắn và trứng rùa!
Đường Joo Chiat: Joo Chiat được đặt theo tên của một người làm mũ_Chew Joo Chiat. Đến tham quan con đường này bạn sẽ được sống lại vẻ đẹp của những kiến trúc tuyệt đẹp từ những ngôi nhà, cửa hiệu tạo nên một tác phẩm nghệ thuật đầy màu sắc pha trộn giữa nền văn hóa từ đầu thế kỷ 20 và thời kỳ thuộc địa.
Katong: Là khu vực láng giềng của Geylang, nằm về phía Đông trung tâm thành phố, nơi có đầy đủ các cửa hàng, nhà ở tạo nên một hình ảnh đẹp như tranh vẽ. Tại đây, bạn có thể đến tham quan nhà cổ Katong để tận mắt nhìn thấy những bộ trang phục cổ đại của nên văn hóa Peranakan. Nếu là người coi trọng tâm linh, bạn có thể đến thăm đền Sri Vinayagar Senpaga.
Làng Malay: Đây là điểm đến văn hóa, gợi nhớ cho du khách những câu chuyên ngày xưa về lối sống của người Malay cổ tại Singapore vào những năm 50, 60. Một số khách sạn tại đây còn cung cấp thông tin về các hàng thủ công và cafe truyền thống của người dân đia phương.
Ăn uống
Sin Huat Eating House: (659/661 Geylang Road Lorong 35; Mở cửa: 6pm – 12pm hàng ngày) Đặc sản là những món ăn được chế biến từ loài cua “quái vật” Sri Lanka và các loài hải sản khác
No Signboard Seafood Restaurant: (414 Geylang Road; Mở cửa: 12pm – 1am hàng ngày) Đây là một thương hiệu nhà hàng dạng chuỗi nên bạn có thể tìm thấy nó ở khắp Singapore, phục vụ những món ăn hải sản đến từ Châu Á, đặc biệt là bạn phải thử ngay món Chilly Crab sốt thơm phức, đậm đà mùi hương của gia vị làm bạn không thể nào cưỡng lại được. Nếu bạn ưa thích những món ăn lạ miệng thì có thể thử qua món Trứng cua muối, hương vị rất là khó quên!
Geylang Serai Market và Food Center: (1 Geylang Serai; Mở cửa: 8am – 10pm hàng ngày) Phục vụ những món ăn được chế biến từ gạo kết hợp với những món ăn đầy gia vị của Malaysia như thịt bò Rendang, gà nướng Panggang. Nếu không muốn tốn thời gian thì bạn nến đến thẳng gian hàng 137 và 166. Sau khi thưởng thức những món chính thì bạn cũng nên “chén” qua món tráng miệng mát lạnh của người Malay đó là Chendol_một loại chè được nấu từ đường Gula Melaka kết hợp với đậu đỏ, thạch jelly và đá bào.
Thịt bò Kway Teow: (237 Geylang Lorong 9; Mở cửa: 5pm – 3.30am hàng ngày) Không quá lạ miệng nhưng được chế biến hợp vệ sinh, thịt bò cắt lát trông rất ngon, sốt đậu đen đậm đã hương vì dùng chung với mì. Giá cả hợp lý.
Cháo ếch: (235 Geylang Road, lorong 9; Mở cửa: 11.45 am – 3.45 am hàng ngày, nghỉ vào dịp Tết Nguyên Đán) Cháo ếch ở đây được nhận định là ngon hơn tất cả, cháo và ếch được nấu trong 2 niêu đất riêng biệt, lớn hay nhỏ, cay hay không cay thì tùy bạn gọi lúc mới vào, nước tắc ở đây uống khá ngon, nhiều khi đồ ăn chưa đem ra mà bạn đã uống hết nước lúc nào không hay.
Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014
Những món ăn sáng ngon mà rẻ ở Singapore
Với sự giao thoa văn hoá của nhiều dân tộc, ẩm thực Singapore đã hấp thụ nhiều tinh tuý và tạo nên bức tranh ẩm thực đầy màu sắc. Một chuyến đi tới đất nước này có thể cho du khách cơ hội được nếm thử các món ngon từ khắp nơi trên thế giới. Tuyệt vời hơn nữa, bạn sẽ không tốn quá nhiều tiền để lấp đầy cái bụng rỗng. Dưới đây là những món ăn hợp túi tiền cho bữa sáng ở đảo quốc sư tử.
1. Bánh mỳ nướng Kaya.
Khởi đầu ngày mới với món bánh mỳ nướng giòn tan.
Bánh mỳ nướng bằng than được phết với kaya (một loại mứt làm từ dừa và trứng) là món ăn ưa thích của người dân Singapore để bắt đầu một ngày mới. Ở một vài nơi, bạn có thể thưởng thức bánh mỳ nướng kaya với trứng lòng đào và kết thúc bữa sáng bằng một tách kopi (cà phê đen). Đây là bữa sáng đơn giản nhất nhưng có thể dễ dàng khiến bạn hài lòng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở hầu hết các quán cà phê ở Singapore.
2. Chai Tow Kway
Chai Tow Kway hay còn được gọi là bánh cà rốt, không phải là loại bánh ngọt phương Tây như bạn nghĩ. Đây là món ăn được làm từ củ cải trắng hấp với bột gạo thành bánh. Sau đó, nó sẽ được đem chiên với trứng và trang trí bằng hành lá. Món bánh cà rốt có hai loại là trắng và đen. Trắng là khi bánh được ăn riêng. Còn khi được ăn kèm với nước tương đậu nành ngọt, bánh sẽ có màu sẫm.
Món Chai Tow Kway khi ăn có vị thơm ngon, béo ngậy.
3. Chee Cheong Fun
Chee Cheong Fun là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một dạng bánh cuốn với lớp bột gạo mỏng và nhân bên trong vô cùng đa dạng bao gồm tôm, xá xíu hay thịt bò. Bạn cũng có thể thưởng thức món bánh này đơn giản chỉ cùng nước sốt cay hoặc ngọt với hạt vừng được rắc lên trên đĩa bánh.
Bạn sẽ ‘nghiện’ món bánh này từ lúc nào không biết.
4. Chwee Kueh
Đây là một trong những món bánh rất phổ biến ở Singapore. Chwee Kueh là bánh gạo nước làm từ nước và bột gạo với lớp trên cùng là củ cải chiên. Người dân Singapore thường ăn món bánh này vào bữa sáng hay những bữa ăn nhẹ trong ngày.
Chwee Kueh ngon đòi hỏi phải có độ mịn và mượt.
5. Nasi Lemak
Mặc dù là một món ăn truyền thống của Malaysia, Nasi Lemak luôn nằm trong danh sách những món ăn sáng yêu thích của người dân Singapore. Nasi Lemak là món cơm được nấu với nước cốt dừa béo ngậy ăn cùng với nhiều món ăn khác nhau như đậu phộng rang muối, cá cơm chiên, cá và trứng. Một số nhà hàng gói gạo trong lá chuối để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Tại các nhà hàng tự chọn, thực khách có thể tự tay làm món Nasi Lemak cho riêng mình.
6. Roti Prata
Một món ăn điển hình khác của người dân Singapore có thể làm bạn hài lòng, đặc biệt là vào các buổi sáng chính là món bánh Roti Prata. Đây là món bánh kếp có nguồn gốc từ Ấn Độ với phần nhân rất đa dạng như pho mát, hành tây, nấm hay trứng. Bánh Roti Prata ‘Kosong’ (không có nhân) có giá rất rẻ, chưa tới 1 USD Singapore ( tương đương 17.000 đồng).
Cách tốt nhất để thưởng thức Roti Prata là dùng tay nhúng bánh vào nước sốt cà ri.
(nguồn từ: thichdulichbui.com )
1. Bánh mỳ nướng Kaya.
Khởi đầu ngày mới với món bánh mỳ nướng giòn tan.
Bánh mỳ nướng bằng than được phết với kaya (một loại mứt làm từ dừa và trứng) là món ăn ưa thích của người dân Singapore để bắt đầu một ngày mới. Ở một vài nơi, bạn có thể thưởng thức bánh mỳ nướng kaya với trứng lòng đào và kết thúc bữa sáng bằng một tách kopi (cà phê đen). Đây là bữa sáng đơn giản nhất nhưng có thể dễ dàng khiến bạn hài lòng. Bạn có thể tìm thấy món ăn này ở hầu hết các quán cà phê ở Singapore.
2. Chai Tow Kway
Chai Tow Kway hay còn được gọi là bánh cà rốt, không phải là loại bánh ngọt phương Tây như bạn nghĩ. Đây là món ăn được làm từ củ cải trắng hấp với bột gạo thành bánh. Sau đó, nó sẽ được đem chiên với trứng và trang trí bằng hành lá. Món bánh cà rốt có hai loại là trắng và đen. Trắng là khi bánh được ăn riêng. Còn khi được ăn kèm với nước tương đậu nành ngọt, bánh sẽ có màu sẫm.
Món Chai Tow Kway khi ăn có vị thơm ngon, béo ngậy.
3. Chee Cheong Fun
Chee Cheong Fun là món ăn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Đây là một dạng bánh cuốn với lớp bột gạo mỏng và nhân bên trong vô cùng đa dạng bao gồm tôm, xá xíu hay thịt bò. Bạn cũng có thể thưởng thức món bánh này đơn giản chỉ cùng nước sốt cay hoặc ngọt với hạt vừng được rắc lên trên đĩa bánh.
Bạn sẽ ‘nghiện’ món bánh này từ lúc nào không biết.
4. Chwee Kueh
Đây là một trong những món bánh rất phổ biến ở Singapore. Chwee Kueh là bánh gạo nước làm từ nước và bột gạo với lớp trên cùng là củ cải chiên. Người dân Singapore thường ăn món bánh này vào bữa sáng hay những bữa ăn nhẹ trong ngày.
Chwee Kueh ngon đòi hỏi phải có độ mịn và mượt.
5. Nasi Lemak
Mặc dù là một món ăn truyền thống của Malaysia, Nasi Lemak luôn nằm trong danh sách những món ăn sáng yêu thích của người dân Singapore. Nasi Lemak là món cơm được nấu với nước cốt dừa béo ngậy ăn cùng với nhiều món ăn khác nhau như đậu phộng rang muối, cá cơm chiên, cá và trứng. Một số nhà hàng gói gạo trong lá chuối để tăng thêm hương vị cho món ăn.
Tại các nhà hàng tự chọn, thực khách có thể tự tay làm món Nasi Lemak cho riêng mình.
6. Roti Prata
Một món ăn điển hình khác của người dân Singapore có thể làm bạn hài lòng, đặc biệt là vào các buổi sáng chính là món bánh Roti Prata. Đây là món bánh kếp có nguồn gốc từ Ấn Độ với phần nhân rất đa dạng như pho mát, hành tây, nấm hay trứng. Bánh Roti Prata ‘Kosong’ (không có nhân) có giá rất rẻ, chưa tới 1 USD Singapore ( tương đương 17.000 đồng).
Cách tốt nhất để thưởng thức Roti Prata là dùng tay nhúng bánh vào nước sốt cà ri.
(nguồn từ: thichdulichbui.com )
Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014
Thịt nướng Satay lạ miệng ở Singapore
Đối với những ai đã từng yêu thích món thịt nướng thì một lần thử qua món thịt nướng Satay Singapore sẽ tạo cho bạn một ấn tượng khó phai, món ăn có tên gọi là Satay hoặc Sate. Thịt nướng Satay khá giống với món thịt nướng truyền thống, thịt được ướp gia vị, xiên que rồi đem nướng sau đó dùng với nước sốt đặc biệt.
Bạn thắc mắc rằng, thịt nướng Satay có gì khác so với món thịt nướng mà bạn thường làm ở nhà. Câu trả lời nằm ở nước sốt marinat và một loại nước sốt đặc biệt dùng chung với món ăn. Thành phần chính của món thịt nướng Satay này đó chính là thịt heo, thịt bò, thịt cừu hoặc các loại hải sản như tôm, cá, mực. Nếu bạn là người thích trải nghiệm những cảm giác mới lạ thì có thể thử qua món thịt nướng Satay được chế biết từ thịt của cá sấu, ngựa, rắn,…
Một lần nữa phải nhắc lại điểm làm cho món ăn này trở nên đặc biệt đó chính là nước chấm. Loại nước sốt này được làm từ nước thịt chảy ra khi nướng, hòa với sốt đậu phộng, hành tây ăn kèm với dưa chuột và bánh gạo, tùy theo nơi mà nước sốt có vị ngọt hoặc chua.
Thịt nướng Satay là món ăn có nguồn gốc từ đất nước Indonesia và có ở Singapore từ năm 1940, từ đó đến nay, món ăn đã nhận được nhiều sự yêu thích của người dân địa phương lẫn du khách. Thời gian trước, thịt nướng Satay được bày bán trong những hàng quán xá ven đường nhưng để đảm bảo vấn đề vệ sinh thực phẩm, chính phủ Singapore đã tạo ra những quầy hàng cố định để có thể đảm bảo vấn đề an toàn thực phẩm cho thực khách
Vào những năm 1950, một hội những người bán thịt nướng Satay nổi tiếng và lâu đời được thành lập, được đặt ngay tại điểm tham quan du lịch, hiện nay khu thịt nướng Satay này nằm ở Clarke Quay.
Nếu bạn không ở gần khu trung tâm thì cũng đừng lo lắng vì bạn có thể tìm thấy món ăn này ở các quán hàng ven đường khắp thành phố. Những khu ăn uống ngoài trời khá tốt đó là East Coast Park Seafood Center, Newton Food Center và the Toa Payoh Central
Vài địa điểm có thịt nướng Satay ngon nhất ở Singapore:
Chai Ho Satay & Dried Pork (#01-10 Clementi Food Centre, Block 448 Clementi Avenue 3) Nếu may mắn được sống ở khu Clementi, bạn có thể tìm thấy tất cả những yêu cầu về món thịt nướng Satay ở nơi này. Chúng tôi nghe họ gọi món thịt nướng than này là “bak kwa”, bạn sẽ không thể cưỡng lại hình ảnh miếng thịt nóng chảy trên than hồng thơm phức hương vị của sa tế. Giá cả khoảng 0,38 SGD/xiên và có lẽ đây là giá rẻ nhất bạn có thể tìm ở Singapore
Chuan Kee Satay (51 Old Airport Road, #01-85 Old Airport Road Food Centre, giờ mở cửa: Thứ ba, thứ tư, thứ sáu từ 18:30-23:00pm; chủ nhật đến 1:00 sáng) Chuan Kee nổi tiếng với món thịt heo nướng sa tế, thịt nướng được kèm theo một chén nước sốt thơm lừng làm từ dứa nghiền, ngoài ra còn có thịt cừu nướg satế, giá từ 0,4-0,5 SGD/xiên
Fu Dao Home Made Satay (#01-97 Old Airport Road Food Centre, 51 Old Airport Road, giờ mở cửa: Chủ nhật, thứ hai từ 17:00-22:30; Thứ 5, thứ 6 từ 17:00 đến nửa đêm; Thứ 7 từ trưa đến nửa đêm) Đây là một địa điểm bạn nên ghi chú lại, 4 năm qua Fu Dao vẫn thu hút và duy trì được một lượng khách nhất định, thịt nướng được áo một lớp sa tế và tiêu đen dùng chung với nước sốt đậu phộng, giá khoảng 0,5 SGD/xiên.
Critic’s Pick (Stall 55, East Coast Lagoon Food Village, giờ mở cửa: Thứ 2, thứ 6 từ 14:00-23:00; thứ 7, chủ nhật từ 11:00-23:00) Từng đạt giải thưởng trong lễ hội ẩm thực East Coast Lagoon, nổi tiếng với món thịt cừu, thịt bò và thịt gà nướng satế (0,6 SGD/xiên), gia vị của nước sốt được pha trộn từ các nguyên liệu quen thuộc như: sả, nghệ nhưng bạn khó mà tìm được ở nơi khác loại nước sốt đặc biệt này.
Old Punggol Satay (Block 120 Bukit Merah Lane 1, #01-52 Alexandra Village Food Centre, giờ mở cửa: Mỗi ngày từ trưa đến 20:00)
Du lịch Singapore: Cẩm nang từ A đến Z
iVIVU.com giới thiệu cẩm nang du lịch Singapore đầy đủ và súc tích nhất, bao gồm các thông tin về điểm đến và món ăn ngon của Singapore.
Tổng quan du lịch Singapore
Singapore có diện tích nhỏ nhất Đông Nam Á, là quốc gia phát triển mạnh về kinh tế và du lịch. Đảo quốc sư tử sở hữu nhiều khu mua sắm sầm uất bạt ngàn hàng hóa, dịch vụ vui chơi giải trí đa dạng, giao thông thuận tiện, đường xá gọn gàng sạch đẹp… Hàng năm, du lịch Singapore đón hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới. Đặc biệt đây cũng là điểm đến ưa thích của du khách Việt Nam với hơn 300.000 lượt khách mỗi năm.
Di chuyển: Phương tiện, di chuyển khi du lịch Singapore
Các hãng hàng không giá rẻ bay từ Việt Nam đến Singapore được ưa chuộng nhất hiện nay là Tiger Airways, Jetstar, Lion Air với các chuyến bay thẳng Hà Nội – Singapore hoặc TP. HCM – Singapore. Các hãng hàng không Vietnam Airlines và Singapore Airlines cũng có các đợt khuyến mãi đặc biệt dành cho tuyến bay này.
Jetstar và Tiger Airways hạ cánh ngay tại nhà ga chính – Terminal 1 và 2 (thuộc sân bay Changi), rất thuận tiện cho việc di chuyển vào thành phố bằng tàu điện ngầm (MRT).
Thời gian đặt vé tốt nhất là hai tuần trước ngày khởi hành, hoặc khi có đợt khuyến mại (nhớ kiểm tra kỹ giá, thuế và các loại phụ thu trước khi quyết định mua). Có những khách hàng săn vé khuyến mãi thành công chỉ phải chi khoảng 2 triệu đồng/ vé khứ hồi.
Phương tiện đi lại khi du lịch Singapore:
Hệ thống xe bus và MRT (tàu điện ngầm) tại Singapore được xếp vào hàng xuất sắc. Chỉ cần bước lên tàu điện ngầm hay bus, bạn gần như có thể đến được mọi điểm du lịch nổi tiếng nhất tại đảo quốc sư tử. Các phương tiện đi lại ở Singapore:
1. MRT đáp ứng 90% nhu cầu đi lại: Ở Singapore có 3 tuyến chính: tuyến màu đỏ (North South), màu tím (North East), màu xanh (East West), tên của những tuyến này là hướng chạy của tàu. Tiện nhất khi đi MRT, bus và monorail (tàu điện ra đảo Sentosa) là mua sẵn thẻ EZ Link.
2. Xe bus: Hoạt động từ 6h00 sáng đến khuya. Giá vé khoảng 1 – 1,5 S$ với xe không máy lạnh; xe có máy lạnh giá 1 – 1,8 S$. Nên chuẩn bị sẵn tiền xu hoặc thẻ Ezlink vì các bác tài xế sẽ không thối/đổi tiền dùm bạn.
3. Taxi: Cước phí cho 1 km đầu tiên là 2,8 S$, sau đó cước là 0,2 S$ cho mỗi 330m tiếp theo. Cho dù là cùng 1 quãng đường đi nữa, đi vào các khung giờ khác nhau, giá tiền cũng sẽ khác nhau. Sau 12h00 đêm, taxi tính thêm 50% cước phí. Bắt taxi ở Singapore tương đối khó. Bạn cần tìm các điểm Taxi Stand để đứng chờ, hoặc gọi điện đặt taxi trước.
2. Xe bus: Hoạt động từ 6h00 sáng đến khuya. Giá vé khoảng 1 – 1,5 S$ với xe không máy lạnh; xe có máy lạnh giá 1 – 1,8 S$. Nên chuẩn bị sẵn tiền xu hoặc thẻ Ezlink vì các bác tài xế sẽ không thối/đổi tiền dùm bạn.
3. Taxi: Cước phí cho 1 km đầu tiên là 2,8 S$, sau đó cước là 0,2 S$ cho mỗi 330m tiếp theo. Cho dù là cùng 1 quãng đường đi nữa, đi vào các khung giờ khác nhau, giá tiền cũng sẽ khác nhau. Sau 12h00 đêm, taxi tính thêm 50% cước phí. Bắt taxi ở Singapore tương đối khó. Bạn cần tìm các điểm Taxi Stand để đứng chờ, hoặc gọi điện đặt taxi trước.
Tham quan: Di tích, bãi biển, điểm tham quan của du lịch Singapore
Marina Bay – Gardens by the Bay – Marina Bay Sands: Ở đây có Công viên Merlion (nơi có hai trong số năm bức tượng Merlion – biểu tượng của đất nước Singapore), nhà hát Esplanade (nhà hát Trái Sầu Riêng), đu quay đứng Singapore Flyer, tòa nhà độc đáo Marina Bay Sands. Ngoài ra có bảo tàng Nghệ thuật Khoa học (ArtScience Museum) cũng là một điểm tham quan thú vị trong khu tổ hợp giải trí của du lịch Singapore này.
Để shopping khi du lịch Singapore, hãy bắt đầu từ trung tâm mua sắm Raffles city, đi mua sắm một vòng qua CityLink Mall (hệ thống các cửa hàng mua sắm dưới mặt đất quy mô lớn) rồi đến Marina Square, Suntec City Mall và Millenia Walk. Marina Square và Suntec City Mall là những trung tâm thương mại lớn với các cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng, nổi tiếng là nơi ăn uống và mua sắm của giới doanh nhân. Ở những nơi này bạn có thể tìm thấy chiếc áo sơ mi thiết kế trang nhã hay hộp sô cô la làm bằng phương pháp thủ công…
Để shopping khi du lịch Singapore, hãy bắt đầu từ trung tâm mua sắm Raffles city, đi mua sắm một vòng qua CityLink Mall (hệ thống các cửa hàng mua sắm dưới mặt đất quy mô lớn) rồi đến Marina Square, Suntec City Mall và Millenia Walk. Marina Square và Suntec City Mall là những trung tâm thương mại lớn với các cửa hàng kinh doanh đồ gia dụng, nổi tiếng là nơi ăn uống và mua sắm của giới doanh nhân. Ở những nơi này bạn có thể tìm thấy chiếc áo sơ mi thiết kế trang nhã hay hộp sô cô la làm bằng phương pháp thủ công…
Đảo Sentosa: Đảo Sentosa là điểm tham quan, mua sắm và ăn uống thú vị của du lịch Singapore, với Universal Studio (giá vé S$68-74), xem nhạc nước (S$10-15), hoặc S.E.A Aquarium (S$28). Tại đây bạn có thể tham quan bức tượng Merlion lớn nhất Sing, tắm biển và mua sắm. Việc di chuyển trong đảo cũng rất thuận tiện với hệ thống xe du lịch vòng quanh đảo và đường tàu trên cao. Chương trình nhạc nước miễn phí diễn ra vào 17h00 & 17h30 mỗi ngày.
Đại lộ Orchard Road – Con đường mua sắm lớn nhất của du lịch Singapore: Dọc đại lộ là những siêu thị nhiều tầng tráng lệ nối tiếp nhau, những cửa hàng tổng hợp lớn nhỏ với đủ loại hàng hóa gồm: Quần áo, túi xách, giày dép, đồ thể thao, đồng hồ… Các nhãn hiệu nổi tiếng nhất thế giới đều tập trung tại Palais Renaissance, Hilton the Shopping Gallery, Wisma Atria, Paragon, Nghee Ann City. Nếu có nhu cần mua sắm vật dụng gia đình thì trung tâm mua sắm Robinsons, Tangs Orchards, Takashimaya và Isetan là lựa chọn lý tưởng.
Khu Bugis: Đây là nơi tập trung hàng trăm quầy hàng bày bán đĩa CD, quần áo, phụ kiện thời trang… Các gian hàng tại tầng 2 có nhiều mặt hàng giá rẻ, là nơi mua sắm được giới trẻ ưa thích và cũng là điểm đến phổ biến của du lịch Singapore. Dọc khu mua sắm trong nhà Bugis Juntion là những chiếc xe đẩy nhỏ bày bán các món phụ trang xinh xắn.
Khu China Town và Little India: Khách du lịch Singapore có thể đến tham quan và tìm hiểu về cuộc sống đời thường ở hai khu sinh sống lâu đời của người Singapore gốc Hoa và Ấn Độ. Ở Chinatown có chùa Răng Phật (Buddha Tooth Relic) ở ngã 4 Sago – South Bridge. Trong chùa thờ xá lợi là một chiếc răng của Đức Phật. Chinatown còn có Sri Mariamman Temple – đền thờ đạo Hindu cổ nhất tại Singapore. Một ngôi đền khác cũng miễn phí vào cửa là Thian Hock Keng Temple, gần khu Bugis – 1 ngôi chùa khá linh thiêng, dành cho những ai muốn cầu cho công việc, gia đình…
Khu phố Tàu Chinatown này hấp dẫn với những người săn tìm đồ cổ, đồ trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ Trung Quốc và châu Á. Trục đường chính chia thành nhiều con đường nhỏ bày bán vô số hàng hóa độc đáo như bộ sườn xám bằng lụa, đồ gia dụng truyền thống của Trung Hoa… Khi du lịch Singapore nên mua đồ lưu niệm ở đây vì có giá rẻ nhất, càng sâu bên trong càng rẻ hơn.
Trong khi đó, khu mua sắm ở Little India, đúng như cái tên, mang một phong cách rất “Ấn Độ”. Những bộ Sari, poster các ngôi sao điện ảnh Bollywood, nữ trang, nước hoa …, tất cả đều góp phần làm khu tiểu Ấn thêm rực rỡ. Đây là khu mua sắm hấp dẫn của du lịch Singapore với những cửa hàng chất đầy hàng hóa từ sàn nhà đến tận trần.
Kampong Glam – Phố Ả Rập: Nổi bật nhất trong khu phố này có thể kể đến những tiệm bán nữ trang sáng rực, những cửa hàng thảm dệt và lụa thổ cẩm cầu kỳ. Ngoài ra, bạn còn dễ dàng nhận diện nơi đây khi thấy những dãy đèn đường kiểu Maroc hay hai nhà thờ Hồi giáo hào nhoáng là Sultan’s và Hajjah Fatimah, nổi bật với mái vòm vàng chói hình củ hành. Đến tối, những quán cà phê shisha hay hookah trở thành một trong những điểm đến thu hút nhất của du lịch Singapore.
Dạo quanh trục đường chính, bạn sẽ thấy dày đặc các cửa hàng bán thảm, vải dệt, giỏ mây và hàng thủ công. Ở đây còn có những cửa hàng thiết kế thời trang, những cửa hàng như White Room hay Straits records chuyên bán đĩa nhạc đã qua sử dụng và các CD nhạc Singapore. Dọc theo đường Bussorah Mall khách du lịch Singapore sẽ bị hấp dẫn bởi các loại trang phục đủ màu sắc, đồ gia dụng phong phú tại những cửa hàng kiêm nhà ở. Đây là khu mua sắm duy nhất ở Singapore hoạt động 24/24 giờ.
Dạo quanh trục đường chính, bạn sẽ thấy dày đặc các cửa hàng bán thảm, vải dệt, giỏ mây và hàng thủ công. Ở đây còn có những cửa hàng thiết kế thời trang, những cửa hàng như White Room hay Straits records chuyên bán đĩa nhạc đã qua sử dụng và các CD nhạc Singapore. Dọc theo đường Bussorah Mall khách du lịch Singapore sẽ bị hấp dẫn bởi các loại trang phục đủ màu sắc, đồ gia dụng phong phú tại những cửa hàng kiêm nhà ở. Đây là khu mua sắm duy nhất ở Singapore hoạt động 24/24 giờ.
Vivo City: trung tâm mua sắm lớn nhất ở Singapore với hơn 350 cửa hàng. Vivo City là trung tâm mua sắm lớn nhất dành cho những khách du lịch Singapore. Nếu bạn lưu trú gần khu Habour Front – bao gồm đảo Sentosa, Mt. Faber, Singapore Cruise Centre và St. James Station – thì hãy thử ghé thăm Vivo City.
Chợ công nghệ thông tin Funan (Funan IT Mall): Những ai yêu thích công nghệ thông tin và đồ điện tử chắc chắn không thể bỏ qua khu này. Một số khách đã từng du lịch Singapore tiết lộ, bạn có thể mua được những sản phẩm công nghệ mới nhất tại đây với giá chỉ bằng 60% so với ở Việt Nam. Ở Funan, bạn có thể truy cập Internet miễn phí và nhận được tiền hoàn thuế GST ngay sau khi mua hàng.
Clarke Quay: Khu nhà hàng, quán bar, quán cà phê với kiến trúc độc đáo và đầy màu sắc thuộc Chinatown. Tuy nhiên bạn nên đi sau 8 giờ tối mới cảm nhận được không khí nhộn nhịp ở đây. Còn ban ngày không hấp dẫn lắm.
Raffles Hotel: Khách sạn 5 sao này cực đắt để ở, nhưng không tốn của bạn một đồng nào nếu chỉ đến tham quan sảnh, bảo tàng bên trong khách sạn và khu Writer’s Bar.
Đảo Pulau Ubin: Nằm ở vùng biển Đông Bắc của Singapore, hòn đảo xa bờ này được phát triển thành công viên thiên nhiên bên cạnh những giá trị truyền thống được bảo tồn kỹ lưỡng. Bạn nên thuê xe đạp dạo lòng vòng để cảm nhận không khí trong lành của hòn đảo độc đáo này. Trên đảo còn có một khu sinh thái có nhiều thứ để xem dành cho khách du lịch Singapore.
Singapore Art Museum (Bảo tàng nghệ thuật Singapore): Bảo tàng miễn phí vé tham quan cho khách du lịch Singapore vào tối thứ 6, từ 18 – 21 giờ.
Vườn thú quốc gia (Singapore Zoo): nằm ở phía Bắc Singapore. Đến đây, bạn được tận mắt ngắm loài cọp trắng quý hiếm, từng bầy hồng hạc bay lượn kiếm ăn hay từng đàn vẹt cầu vồng tụ tập với nhau… Đến khi thấm mệt, khách du lịch Singapore có thể dùng bữa trưa trong nhà hàng, xung quanh là những chú chim cánh cụt hoàng đế đang bơi!
Công viên thú đêm (Night Safari): Đây là vườn thú đêm đầu tiên và duy nhất trên thế giới với 1200 cá thể của 110 loài thú. Khách du lịch Singapore đến tham quan được yêu cầu không chụp ảnh để tránh ảnh hưởng đến bản năng tự nhiên của các loài thú. Công viên mở cửa từ 19h30.
Vườn thực vật Singapore (Botanic Garden): Vườn thực vật xanh tốt của Singapore là một trong những báu vật tuyệt vời nhất của du lịch Singapore. Với diện tích 54 ha, nơi đây hội tụ đầy đủ những loài hoa cỏ nhiệt đới quý hiếm, đặc biệt là phong lan. Khu Orchard Garden rất đẹp và được du khách yêu thích nhất, giá vé 5S$/người.
Vườn chim Jurong (Jurong Bird Park): Với trên 9000 cá thể của 600 loài, bạn sẽ tận mắt được nhìn thấy những chú chim cánh cụt từ Nam Cực, những chú chim đại bàng đảo Fuji dũng mãnh hay những chú vẹt Amazon nhiều màu sắc… Có 2 chương trình thu hút khách du lịch Singapore là buổi trình diễn của các loài chim (All Star Birds show) và buổi trình diễn của các loài chim săn mồi (Birds of Prey Show).
Bảo tàng văn minh Châu Á (Asian Civilisations Museum): Là một trong ba bảo tàng lớn của du lịch Singapore, thuộc hệ thống Bảo tàng Quốc gia Singapore, nơi đây góp nhặt rất nhiều tư liệu lịch sử đa dạng, mà hầu hết đến từ các quốc gia vùng Đông Á, Đông Nam Á và một phần Tây Á. Sau một chuyến tham quan, bạn có thể nghỉ chân ở nhà hàng trong bảo tàng, nơi có đầy đủ món ăn đặc trưng của các nước trong vùng.
Công viên đại dương (Underwater World): Tại đây khách du lịch Singapore có thể chiêm ngưỡng 2500 cá thể của trên 250 loài cá biển. Bạn sẽ đặc biệt thích thú khi xem những loài cá đại dương này vào giờ cho cá ăn hàng ngày: 11h45, 14h30 và 16h45.
Cinemania: Nơi duy nhất của du lịch Singapore cho phép bạn có được cảm giác mạnh khi chinh phục các cuộc thám hiểm qua công nghệ hình ảnh đa chiều 3D và 4D.
Cinemania: Nơi duy nhất của du lịch Singapore cho phép bạn có được cảm giác mạnh khi chinh phục các cuộc thám hiểm qua công nghệ hình ảnh đa chiều 3D và 4D.
Ăn: Quán ăn, món ăn, ăn vặt, ẩm thực, đặc sản của du lịch Singapore
1. Cua sốt cay – Chili crab: Địa chỉ: Cửa hàng hải sản đường Mattar; khu ăn uống đối diện trường trung học Mayflower, gần trạm MRT Ang Mo Kio; East Coat – Sea food Centre.
2. Bánh Kaya nướng: Địa chỉ: Đại lộ Maxwell
3. Cơm gà Hải Nam: Đĩa cơm thơm dẻo nấu bằng nước gà béo ngậy có thêm vị bổ dưỡng có chút cay cay của những thớ thịt gà chấm tương ớt cùng vị thanh mát của những lát dưa chuột có khả năng kích thích tiêu hóa thực khách “không chê vào đâu được” của món ăn “lai Sing” này.
4. Cá đuối nướng sambal: Món cá đuối nướng có nguồn gốc từ Malaysia này được “phù phép” rất điệu nghệ bằng những lát cá đuối tươi ướp nước sốt sambal làm từ hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi, me, hẹ và belacan (một loại gia vị cay) cho ngấm rồi cuộn vào lá chuối nướng cho giữ nguyên vị thơm ngon.
5. Cà ri Laksa: Địa chỉ: Trung tâm ẩm thực Katong.
2. Bánh Kaya nướng: Địa chỉ: Đại lộ Maxwell
3. Cơm gà Hải Nam: Đĩa cơm thơm dẻo nấu bằng nước gà béo ngậy có thêm vị bổ dưỡng có chút cay cay của những thớ thịt gà chấm tương ớt cùng vị thanh mát của những lát dưa chuột có khả năng kích thích tiêu hóa thực khách “không chê vào đâu được” của món ăn “lai Sing” này.
4. Cá đuối nướng sambal: Món cá đuối nướng có nguồn gốc từ Malaysia này được “phù phép” rất điệu nghệ bằng những lát cá đuối tươi ướp nước sốt sambal làm từ hỗn hợp gồm ớt tươi, tỏi, me, hẹ và belacan (một loại gia vị cay) cho ngấm rồi cuộn vào lá chuối nướng cho giữ nguyên vị thơm ngon.
5. Cà ri Laksa: Địa chỉ: Trung tâm ẩm thực Katong.
6. Bánh mì Roti Prata: Roti Prata là món bánh ăn nhẹ làm từ bột mì nướng có vị thơm và ngọt nhẹ, rất thích hợp cho các bữa điểm tâm hàng ngày.
7. Otah-Otah: Được gọi là Otak – Otak trong tiếng Malaysia, có nghĩa là “trí não”, nhưng Otah đơn giản được làm từ bột cá thu trộn đều với các loại gia vị như ớt, gừng, hẹ tây, nghệ, chanh và nước cốt dừa cho ngấm, sau đó bọc vào lá dừa hoặc lá chuối rồi nướng lên trên than hồng cho đến khi nức mùi thơm đặc trưng rất “ngon lành”.
8. Mì xào Hokkien Mee: Là món ăn có nguồn gốc từ Malaysia, “phiên bản” Hokkien Mee ở Singapore vẫn rất khác qua cách chế biến tài nghệ của các đầu bếp.
9. Thịt xiên Satay: Được làm từ thịt gà hay thịt lợn, thịt bò sau quá trình ướp gia vị đặc trưng, từng xiên thịt đỏ tươi sẽ được nướng chín trên than hồng cho dậy mùi quyến rũ.
10. Chai Tao Kway: Địa chỉ: Khu ẩm thực Makansutra Gluttons bên vịnh Marina, hoặc trung tâm ẩm thực Newton Food Centre.
7. Otah-Otah: Được gọi là Otak – Otak trong tiếng Malaysia, có nghĩa là “trí não”, nhưng Otah đơn giản được làm từ bột cá thu trộn đều với các loại gia vị như ớt, gừng, hẹ tây, nghệ, chanh và nước cốt dừa cho ngấm, sau đó bọc vào lá dừa hoặc lá chuối rồi nướng lên trên than hồng cho đến khi nức mùi thơm đặc trưng rất “ngon lành”.
8. Mì xào Hokkien Mee: Là món ăn có nguồn gốc từ Malaysia, “phiên bản” Hokkien Mee ở Singapore vẫn rất khác qua cách chế biến tài nghệ của các đầu bếp.
9. Thịt xiên Satay: Được làm từ thịt gà hay thịt lợn, thịt bò sau quá trình ướp gia vị đặc trưng, từng xiên thịt đỏ tươi sẽ được nướng chín trên than hồng cho dậy mùi quyến rũ.
10. Chai Tao Kway: Địa chỉ: Khu ẩm thực Makansutra Gluttons bên vịnh Marina, hoặc trung tâm ẩm thực Newton Food Centre.
11. Cháo ếch (Frog Porridge): Cháo ếch Singapore được nấu trong nồi đất với mùi thơm đặc trưng từ thịt ếch, hành lá cùng vị cay hơi nồng của ớt khô và ớt tươi. Địa chỉ: Quán cháo ếch ngay đầu Lorong 9 thuộc khu Geylang.
12.Đá bào Ice Kachang: Ice Kachang là món tráng miệng, giải khát rất nên thử khi đặt chân tới Singapore. Nguyên liệu của Ice Kachang gồm có đá bào, đậu đỏ và thạch, thêm 1 chút sốt làm từ sầu riêng nữa.
12.Đá bào Ice Kachang: Ice Kachang là món tráng miệng, giải khát rất nên thử khi đặt chân tới Singapore. Nguyên liệu của Ice Kachang gồm có đá bào, đậu đỏ và thạch, thêm 1 chút sốt làm từ sầu riêng nữa.
Các địa chỉ ăn uống khác:
- Hawker center là một dạng như khu bán hàng ăn, nơi bạn có thể tìm thấy rất nhiều món ăn địa phương từ các quầy hàng, đa dạng lựa chọn. Các Hawker centers nổi tiếng là Maxwell, Lau Pa Sat, Newton.
- Food court cũng là khu ẩm thực bình dân nhưng thường bán nhiều món Tây hơn, khách tự phục vụ là chính. Food court thường được tìm thấy ở các khu mua sắm lớn như Vivo và Orchard.
- Tan Quee Lan, Liang Seah st là hai con phố chuyên các món lẩu
- Trung tâm ẩm thực Maxwell Road Hawker: sự hòa trộn đa sắc tộc từ các nền ẩm thực Trung Hoa, Malaysia, Ấn Độ và Hồi giáo. Một bữa ăn no nê ở đây chỉ dao động khoảng từ 5 – 10 SGD. Bạn có thể thử món cơm gà Tian Tian, món cháo thịt heo ăn cùng trứng bắc thảo hay hủ tiếu xào char kwey teow ăn kèm sò điệp hoặc tôm.
Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014
Nhà thờ Anh giáo ở khu Little India
Nhà thờ True Light được hoàn tất vào năm 1952 và được xem là một nhà thờ Anh giáo chính thống vào năm 1963. Đây là một nơi yên tĩnh giúp bạn trầm ngâm thưởng ngoạn giữa không gian ồn ào náo nhiệt của khu Tiểu Ấn Little India.
Lối kiến trúc của tòa nhà phản ánh những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa người Hoa và nguồn gốc của Nhà thờ - khi những thành viên đầu tiên sống và làm việc ở vùng lân cận chủ yếu xuất thân từ nghề đạp xích lô. Nhà thờ đáp ứng các nhu cầu của họ về chăm sóc y tế miễn phí và nhà trẻ.
Ngày nay, Nhà thờ True Light có các buổi hành lễ bằng tiếng Anh, tiếng Phổ thông và tiếng Tamil để phục vụ các giáo đoàn đa ngôn ngữ - những con chiên ngoan đạo của nhà thờ nhỏ bé nhưng có ý nghĩa quan trọng này. Nếu bạn có chút thời gian rảnh vào sáng Chủ nhật, hãy thử tới tham dự một trong những buổi hành lễ tại đây.
Thông tin cần thiết
Website
http://truelight.org.sg/
Đặc điểm
Vào cửa miễn phí, Phù hợp với gia đình
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử, Nét đặc trưng địa phương
Địa chỉ
25G Đường Perak
Singapore 208142
Phone(65) 6294 0797
Lối kiến trúc của tòa nhà phản ánh những ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hóa người Hoa và nguồn gốc của Nhà thờ - khi những thành viên đầu tiên sống và làm việc ở vùng lân cận chủ yếu xuất thân từ nghề đạp xích lô. Nhà thờ đáp ứng các nhu cầu của họ về chăm sóc y tế miễn phí và nhà trẻ.
Ngày nay, Nhà thờ True Light có các buổi hành lễ bằng tiếng Anh, tiếng Phổ thông và tiếng Tamil để phục vụ các giáo đoàn đa ngôn ngữ - những con chiên ngoan đạo của nhà thờ nhỏ bé nhưng có ý nghĩa quan trọng này. Nếu bạn có chút thời gian rảnh vào sáng Chủ nhật, hãy thử tới tham dự một trong những buổi hành lễ tại đây.
Thông tin cần thiết
Website
http://truelight.org.sg/
Đặc điểm
Vào cửa miễn phí, Phù hợp với gia đình
TỐT CHO
Văn hóa, Lịch sử, Nét đặc trưng địa phương
Địa chỉ
25G Đường Perak
Singapore 208142
Phone(65) 6294 0797
Chủ Nhật, 23 tháng 3, 2014
Khám phá vẻ đẹp vùng đầm lầy tại Singapore
Bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìnhình ảnh độc đáo của những loài chim di cư khi chúng thực hiện cuộc hành trình về nước Úc vào mùa đông, bay tới những vùng có khí hậu ấm hơn – có cả một số loài đến từ những nơi xa như Siberia trong cuộc hành trình dài tới phía nam. Trải dài trên diện tích hơn 87 hecta đầm lầy và nằm ở vùng tây bắc của Singapore, khu bảo tồn Sungei Buloh Wetland Reserve cũng là nơi cư trú của một quần thể động thực vật hoang dã rất phong phú và đa dạng.
Hãy quan sát cua, cá bùn mudskipper và tôm hùm ở ngay tại môi trường sống tự nhiên của chúng, hoặc nếu bạn muốn ngắm nhìn những loài chim và các loài động vật khác từ trên cao thì hãy thỏa sức ngắm chúng từ xa tại các điểm quan sát đặt rải rác khắp công viên yên bình.
Được chính phủ ra quyết định là một công viên tự nhiên vào năm 1989, khu bảo tồn Sungei Buloh Wetland Reserve chính thức mở cửa đón khách vào năm 1993 và nhận được nhiều hỗ trợ nhằm bảo tồn không gian xinh đẹp cũng như các loài tự nhiên và nhiều loài thú hoang dã. Nếu muốn bạn có thể tham gia một lớp vẽ ở phòng trưng bày nghệ thuật nơi đây để nâng cao kinh nghiệm kết hợp giữa nghệ thuật và tự nhiên.
Thông tin cần thiết
►Giờ mở cửa
♦Thứ Hai đến thứ Bảy: 7h30 sáng - 7htối
♦Chủ Nhật và ngày lễ: 7h sáng - 7h tối
►Website
♦http://www.sbwr.org.sg
►Phí vào cửa
♦Miễn phí vào cửa vào các ngày trong tuầnthứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ S$1.00 cho người lớn,
♦Miễn phí vào cửa vào các ngày trong tuầnthứ Bảy, Chủ Nhật, ngày lễ S$1.00 cho người lớn,
♦S$0.50 cho trẻ em/ sinh viên/ người cao tuổi
►Đặc điểm
♦Vào cửa tự do, Thích hợp cho gia đình
►Thích hợp cho
♦Thiên nhiên, Đời sống hoang dã
►Nên dành cho
♦Trải nghiệm khác biệt, Cảnh đẹp
Chuyến tham quan đi bộ/đạp xe có hướng dẫn viên
http://www.betelbox.com/tour-nature-walk.htm
Ở đâu
►Địa chỉ
♦301 Neo Tiew Crescent Singapore 718925
♦ Phone(65) 6794 1401
Quý khách vui lòng liên hệ với thichdulichbui.com để biết thêm thông tin
Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014
Hướng dẫn đi singapore
Tiền bạc
Đơn vị tiền tệ được sử dụng ở Singapore là đô la Singapore (S$) 1SGD tương đương 17.000vnd. Dịch vụ đổi tiền không chỉ có ở sân bay Changi Singapore mà còn ở hầu hết các trung tâm mua sắm và khách sạn trên khắp đảo quốc. Bạn cũng có thể sử dụng máy rút tiền tự động (ATM) được đặt ở khắp mọi nơi (thậm chí ở cả những khu vực xa trung tâm) ở Singapore. Hầu hết các loại thẻ tín dụng chính như Visa, MasterCard và American Express đều được chấp nhận. Ở Hồ Chí Minh mình hay đổi ở chợ ông tạ ( các tiệm vàng đường phạm văn hai giáp CMT8).
Thời tiết
Singapore là một quốc gia có thời tiết nóng và ẩm, ít biến động trong suốt cả năm. Nhiệt độ trung bình ban ngày là 31ºC (88ºF) và giảm xuống còn khoảng 24ºC (75ºF) vào buổi tối. Tuy nhiên, Singapore có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa kéo dài từ tháng 11 trở đi. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho những cơn mưa trút xuống hàng ngày trong thời gian này.
Sử dụng điện thoại di động
Mã vùng điện thoại quốc tế của Singapore là (+65). Nếu bạn sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế khi đang ở Singapore, bạn sẽ không phải bấm số (+65) bởi dịch vụ này sẽ tự động giúp bạn thực hiện cuộc gọi với các số điện thoại ở đây.
(Không) hút thuốc
Bên cạnh các khu vực được trang bị điều hòa như trung tâm mua sắm, nhà hàng, các điểm giải trí và rạp chiếu phim, hút thuốc lá trong tàu điện ngầm (SMRT), xe buýt công cộng, taxi và trong thang máy còn là một hành vi vi phạm pháp luật. Gần đây, lệnh cấm hút thuốc lá cũng được mở rộng ra đến các khu vực ăn uống công cộng và khu vực xung quanh các tòa nhà trong phạm vi 5m kể từ lối ra vào, trừ những khu vực cho phép hút thuốc được sơn vàng đánh dấu rõ ràng. Nội quy của các phương tiện giao thông công cộng cũng như các nhà ga, bến tàu, bến xe buýt v.v... đều quy định cấm mang các vật dễ cháy (vi phạm phạt 5.000 SGD), cấm ăn uống, hút thuốc lá (vi phạm phạt 1.000 SGD), xả rác bừa bãi (phạt 500 SGD) v.v...
Chương trình Hoàn thuế
Để thỏa thích mua sắm miễn thuế ở Singapore, bạn chỉ cần tìm những cửa hàng có logo "Hoàn thuế" (Tax Refund) trước cửa và mua từ SG100 trở lên trên mỗi hóa đơn là đủ điều kiện được hoàn thuế.
du lich mua sam singapore
Tư Vấn Người Tiêu Dùng
Đa số các nhà bán lẻ Singapore đều kinh doanh nghiêm túc, nhưng cũng có một số ít các cửa hàng và nhà hàng làm cho bạn phải thất vọng khi mua sắm. Đây là một số mẹo giúp bạn mua sắm vui vẻ.
1. Luôn so sánh giá cả để có sự lựa chọn tốt nhất
Giá cả giữa các cửa hàng có thể chênh lệch ít nhiều vì nhà phân phối không nhất thiết phải tuân theo Giá Bán lẻ đề xuất (RRP) dành cho mỗi sản phẩm. Hãy hỏi trước cửa hàng bạn định mua xem họ có áp dụng chính sách hoàn thuế (GST) 7% hay không. Cũng lưu ý rằng bạn chỉ được hoàn thuế nếu mỗi hóa đơn thanh toán của bạn có giá trị từ 100 đô la Singapore trở lên và bạn rời Singapore bằng đường hàng không. Vui lòng xem thêm tại mục Chính sách Hoàn thuế GST.
2. Lưu ý hàng mua rồi miễn trả lại
Ở Singapore, các nhà bán lẻ thường rất chặt chẽ trong việc trả lại hàng, đổi hàng hoặc hoàn tiền một khi bạn đã thanh toán. Luôn hỏi trước nhà bán lẻ về những chính sách này trước khi thanh toán món hàng bạn mua.
3. Kiểm tra sai sót của hóa đơn
Hãy nhớ xin hóa đơn bất cứ khi nào bạn mua hàng, và giữ lại hóa đơn để đối chiếu. Bạn cũng nên nhớ kiểm tra lại giá và miêu tả sản phẩm cho chính xác để tránh trả tiền nhiều hơn giá trị bạn cần thanh toán. Nếu có thể, hãy nhớ kiểm tra xem những món quà có theo đúng như miêu tả không.
4. Kiểm tra chính sách “bảo hành quốc tế” bảo hành những gì
Bảo hành quốc tế thường không được chuẩn hóa và bạn nên luôn hỏi rõ xem chính sách bảo hành đó có áp dụng ở nước bạn hay không. Đảm bảo rằng cả hóa đơn và thẻ bảo hành của bạn đều có dấu và chữ ký của nhà bán lẻ. Nếu là hàng điện tử, hãy nhớ ghi thêm số seri của sản phẩm.
- Cũng nên lưu ý rằng điện thoại di động không có bảo hành quốc tế.
- "Worldwide local warranty" "Bảo hành địa phương toàn cầu" có nghĩa là bảo hành áp dụng cho nước mà bạn mua hàng mà thôi, “toàn cầu” ở đây ám chỉ sự có mặt của sản phẩm, chứ không phải sự có mặt của chính sách bảo hành.
- Những sản phẩm nhập khẩu song song không có bảo hành và nhà bán lẻ thường cũng không chấp nhận trả lại, hoàn tiền hay đổi hàng.
5. Kiểm tra lại trước khi rời cửa hàng
Trước khi thanh toán, nhớ kiểm tra sản phẩm mà bạn muốn mua, đồng thời dành thời gian kiểm tra xem trong hộp đựng sản phẩm đã có những phụ kiện và thiết bị ngoại vi như được liệt kê chưa và xem chúng có hoạt động được không
Đơn vị tiền tệ được sử dụng ở Singapore là đô la Singapore (S$) 1SGD tương đương 17.000vnd. Dịch vụ đổi tiền không chỉ có ở sân bay Changi Singapore mà còn ở hầu hết các trung tâm mua sắm và khách sạn trên khắp đảo quốc. Bạn cũng có thể sử dụng máy rút tiền tự động (ATM) được đặt ở khắp mọi nơi (thậm chí ở cả những khu vực xa trung tâm) ở Singapore. Hầu hết các loại thẻ tín dụng chính như Visa, MasterCard và American Express đều được chấp nhận. Ở Hồ Chí Minh mình hay đổi ở chợ ông tạ ( các tiệm vàng đường phạm văn hai giáp CMT8).
Thời tiết
Singapore là một quốc gia có thời tiết nóng và ẩm, ít biến động trong suốt cả năm. Nhiệt độ trung bình ban ngày là 31ºC (88ºF) và giảm xuống còn khoảng 24ºC (75ºF) vào buổi tối. Tuy nhiên, Singapore có khí hậu nhiệt đới với mùa mưa kéo dài từ tháng 11 trở đi. Vì vậy, bạn hãy chuẩn bị tinh thần cho những cơn mưa trút xuống hàng ngày trong thời gian này.
Sử dụng điện thoại di động
Mã vùng điện thoại quốc tế của Singapore là (+65). Nếu bạn sử dụng dịch vụ chuyển vùng quốc tế khi đang ở Singapore, bạn sẽ không phải bấm số (+65) bởi dịch vụ này sẽ tự động giúp bạn thực hiện cuộc gọi với các số điện thoại ở đây.
(Không) hút thuốc
Bên cạnh các khu vực được trang bị điều hòa như trung tâm mua sắm, nhà hàng, các điểm giải trí và rạp chiếu phim, hút thuốc lá trong tàu điện ngầm (SMRT), xe buýt công cộng, taxi và trong thang máy còn là một hành vi vi phạm pháp luật. Gần đây, lệnh cấm hút thuốc lá cũng được mở rộng ra đến các khu vực ăn uống công cộng và khu vực xung quanh các tòa nhà trong phạm vi 5m kể từ lối ra vào, trừ những khu vực cho phép hút thuốc được sơn vàng đánh dấu rõ ràng. Nội quy của các phương tiện giao thông công cộng cũng như các nhà ga, bến tàu, bến xe buýt v.v... đều quy định cấm mang các vật dễ cháy (vi phạm phạt 5.000 SGD), cấm ăn uống, hút thuốc lá (vi phạm phạt 1.000 SGD), xả rác bừa bãi (phạt 500 SGD) v.v...
Chương trình Hoàn thuế
Để thỏa thích mua sắm miễn thuế ở Singapore, bạn chỉ cần tìm những cửa hàng có logo "Hoàn thuế" (Tax Refund) trước cửa và mua từ SG100 trở lên trên mỗi hóa đơn là đủ điều kiện được hoàn thuế.
du lich mua sam singapore
Tư Vấn Người Tiêu Dùng
Đa số các nhà bán lẻ Singapore đều kinh doanh nghiêm túc, nhưng cũng có một số ít các cửa hàng và nhà hàng làm cho bạn phải thất vọng khi mua sắm. Đây là một số mẹo giúp bạn mua sắm vui vẻ.
1. Luôn so sánh giá cả để có sự lựa chọn tốt nhất
Giá cả giữa các cửa hàng có thể chênh lệch ít nhiều vì nhà phân phối không nhất thiết phải tuân theo Giá Bán lẻ đề xuất (RRP) dành cho mỗi sản phẩm. Hãy hỏi trước cửa hàng bạn định mua xem họ có áp dụng chính sách hoàn thuế (GST) 7% hay không. Cũng lưu ý rằng bạn chỉ được hoàn thuế nếu mỗi hóa đơn thanh toán của bạn có giá trị từ 100 đô la Singapore trở lên và bạn rời Singapore bằng đường hàng không. Vui lòng xem thêm tại mục Chính sách Hoàn thuế GST.
2. Lưu ý hàng mua rồi miễn trả lại
Ở Singapore, các nhà bán lẻ thường rất chặt chẽ trong việc trả lại hàng, đổi hàng hoặc hoàn tiền một khi bạn đã thanh toán. Luôn hỏi trước nhà bán lẻ về những chính sách này trước khi thanh toán món hàng bạn mua.
3. Kiểm tra sai sót của hóa đơn
Hãy nhớ xin hóa đơn bất cứ khi nào bạn mua hàng, và giữ lại hóa đơn để đối chiếu. Bạn cũng nên nhớ kiểm tra lại giá và miêu tả sản phẩm cho chính xác để tránh trả tiền nhiều hơn giá trị bạn cần thanh toán. Nếu có thể, hãy nhớ kiểm tra xem những món quà có theo đúng như miêu tả không.
4. Kiểm tra chính sách “bảo hành quốc tế” bảo hành những gì
Bảo hành quốc tế thường không được chuẩn hóa và bạn nên luôn hỏi rõ xem chính sách bảo hành đó có áp dụng ở nước bạn hay không. Đảm bảo rằng cả hóa đơn và thẻ bảo hành của bạn đều có dấu và chữ ký của nhà bán lẻ. Nếu là hàng điện tử, hãy nhớ ghi thêm số seri của sản phẩm.
- Cũng nên lưu ý rằng điện thoại di động không có bảo hành quốc tế.
- "Worldwide local warranty" "Bảo hành địa phương toàn cầu" có nghĩa là bảo hành áp dụng cho nước mà bạn mua hàng mà thôi, “toàn cầu” ở đây ám chỉ sự có mặt của sản phẩm, chứ không phải sự có mặt của chính sách bảo hành.
- Những sản phẩm nhập khẩu song song không có bảo hành và nhà bán lẻ thường cũng không chấp nhận trả lại, hoàn tiền hay đổi hàng.
5. Kiểm tra lại trước khi rời cửa hàng
Trước khi thanh toán, nhớ kiểm tra sản phẩm mà bạn muốn mua, đồng thời dành thời gian kiểm tra xem trong hộp đựng sản phẩm đã có những phụ kiện và thiết bị ngoại vi như được liệt kê chưa và xem chúng có hoạt động được không
Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014
5 khu vườn tuyệt đẹp của sân bay Changi - Singapore
Nhắc tới sân bay Changi, du khách sẽ nhớ ngay đế một sân bay rộng lớn tầm cỡ thế giới với những trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên không chỉ như một sân bay đơn thuần tại đây du khách còn có thể hòa mình với thiên nhiên cùng 5 khu vườn tuyệt đẹp. Để bay đến Singapore thật đơn giản khi bạn chỉ cần đặt vé Singapore Airlinestại datvesingapore.com - trang vé máy bay đi Singapore của phòng vé Singapore Airlines hoặc liên hệ trực tiếp với đại lý Singapore Airlines của chúng tôi để được hỗ trợ nhanh nhất.
Vườn bướm
Vườn hoa hướng dương
Khu vườn mê hoặc
Vườn Phong Lan
Orchid Garden/ Koi Pond– Khu vườn phong lan và hồ cá theo phong cách Nhật Bản là minh chứng cho đẳng cấp 5 sao của sân bay. Ngoài một giống lan độc đáo có tên cực “chất” là Dendrobium Changi Airport, một loài được lai tạo từ Dendrobium Singa Mas và Dendrobium Sri Siam, khu vườn còn có hàng trăm loài hoa lan khác. Giữa khu vườn lan là một hồ cá chép Nhật. Khung cảnh lãng mạn tại khu vườn thu hút rất nhiều hành khách đền thưởng lãm.
Vườn bướm
Khu vườn bướm Butterfly Garden được mở của khai thác, phục vụ du khách vào năm 2008 và từ đó đến nay, luôn là điểm hấp dẫn của hành khách mỗi khi đặt chân tới sân bay của đảo quốc sư tử. Khu vườn nằm tại khu vực Departure Transit Lounge ở lầu 2 và 3 (Terminal 3). Đây được coi là một loại hình dịch vụ sân bay độc đáo. Các loại bướm trong khu vườn chủ yếu được thu thập và tuyển chọn từ Singapore và từ nước láng giềng Malaysia. Số lượng loài bứm tại vườn ngày nay đã lên tới 1000 con. Những hành khách đã đến đây đánh giá cao kiến trúc của khu vườn. Lối đi bằng gỗ được khéo léo len lỏi giữa rừng cây rậm rạp, bên cạnh những cây xanh cao vút và những cây cỏ, vườn buớm còn có cả một thác nước nhân tạo.
Vườn hoa hướng dương
Điểm hấp dẫn tiếp theo tại sân bay quốc tế Changi là vườn hoa hướng dương. Mối ngày cả khu vườn ngấp tràn màu vàng đặc trưng của hơn 500 bông hoa hướng dương đua nhau khoe sắc. Khu vườn hướng dương Sunflower Garden tọa lạc tại khu vực ngoài trời của khu vực Departure Transit Lounge, lầu 3 (Terminal 2). Một đặc điểm nữa, tại khu vực này cho phép hút thuốc. Đây cũng là một địa điểm vô cùng tuyệt vời để có những tấm ảnh đẹp . Một không gian mở với những bông hoa rực rỡ sẽ là địa điểm không thể bỏ qua.
Vườn xương rồng
Cactus Garden –khu vườn xương rồng là ngôi nhà chung của hơn 40 chủng loại xương rồng từ khắp các châu lục trên thế giới. Hành khách từ khắp nơi trên thế giới có thể nhận ra những loài từ quê hương của mình như: Oldman Cactus, Golden Barells hay dương xỉ khổng lồ Tasmania từ thời đại của khủng long. Địa chỉ của khu vườn là Lầu 3, khu vực Departure Transit Lounge (Terminal 1). Hãy cùng đến vườn xương rồng và tìm kiếm đại biểu đến từ đất nước của bạn.
Khu vườn mê hoặc
Khu vườn mê hoặc hay Enchanted garden là nơi trưng bày bốn tác phẩm tuyệt đẹp làm bằng kính màu khổng lồ. Màu sắc rực rỡ kết hợp với âm thanh và ánh sáng Đúng như tên gọi Enchanted của mình, khu vườn này làm mê hoặc và quyến rũ không biết bao là teen đến đây “pose” hình đấy. Bốn tác phẩm điêu khắc hoa bằng kính màu khổng lồ, kết hợp cùng ánh sáng của đèn LED và âm thanh đã tạo nên một khung cảnh kỳ diệu.
Vườn Phong Lan
Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014
Mua sắm tại Singapore
Dọc Orchard Rd (Thiên đường mua sắm): Singapura Plaza, Center Point, Orchard Central, Tangs, Ngee Ann City, Lucky Plaza (nơi này có thể bargain được nhé). Cách tới: MRT dọc đường Orchard: Dhoby Ghaut, Somerset, Orchard mrt (line đỏ).
Bugis (Bugis Junction, Street): Là địa chỉ nhiều người việt ưa thích. Cách tới: tới Bugis MRT EW12 (line xanh)
Raffle City (City Link, Robinson) Cách tới: tới City Hall MRT EW13. Đi bộ từ Bugis Junction: dọc theo đường North Bridge Rd; or đi dọc đường Vitoria Str sau đó rẽ vào đường Stamford Rd
Penisula Plaza (chuyên đồ Sport) Cách tới: City Hall MRT EW13
Vivo city Chỗ này có món Chili Crab ngon và canh hầm Ếch rất tuyệt, hơi chát tý thôi). Cách tới: tới Habourfont MRT station, ra khỏi mrt là vivo city.
Suntec city Cách tới: tới City Hall Mrt rồi đi bộ tới, hoặc đi bus: 36, 97, 106, 111, 133, 501, 502, 518, 857, 700)
Marina Square Tới Red Hill,MRT station sau đó bắt xe bus 64,33. Tới Queentown MRT station, sau đó bắt xe bus 195. Tới Commonwealth MRT station, sau đó bắt xe bus 196,198,147
Mustafa Centre Cách tới: Tới MRT Farrer Park (line tím), exit theo hướng Serangoon Rd (đi ngược chiều xe oto khoảng 100m nhìn bên trái là Serangoon Plaza, Mustafa bên cạnh) Bus: 23,64,65,66,130,131,139,147. Lưu ý:
China ToWn Cách tới: tới Chinatown MRT. Các địa điểm nên tới. People Park Complex (đổi tiền ở đây cũng khá được giá đó) Mua Dầu gió: Medical Oil (Lotus và Eagle Brand)
Nếu ở dài ngày thì có thể tới Toa Payol và Ang Mo Kio (là hai khu mua bán kha khá ở ngoài thành phố).
Anchorpoint, 368 Alexandra Road Cách đi: Queenstown MTR EW19 (là gần nhất, đi khoảng 11 phút 19 giây)), đi bộ rẽ trái đi đường Commonwealth Ave, đến ngã tư rẽ phải ra đường Alexandra Rd. Chuyên đồ OUTLET Store. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.
ION Orchard, 2 Orchard Turn SINGAPORE 238801 Cách đi: Orchard MTR NS22, đi mất 5 phút. Open hours: 11am – 10pm. Hàng tuyển: Đẹp và giá cả hợp lý. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.
Bugis (Bugis Junction, Street): Là địa chỉ nhiều người việt ưa thích. Cách tới: tới Bugis MRT EW12 (line xanh)
Raffle City (City Link, Robinson) Cách tới: tới City Hall MRT EW13. Đi bộ từ Bugis Junction: dọc theo đường North Bridge Rd; or đi dọc đường Vitoria Str sau đó rẽ vào đường Stamford Rd
Penisula Plaza (chuyên đồ Sport) Cách tới: City Hall MRT EW13
Vivo city Chỗ này có món Chili Crab ngon và canh hầm Ếch rất tuyệt, hơi chát tý thôi). Cách tới: tới Habourfont MRT station, ra khỏi mrt là vivo city.
Suntec city Cách tới: tới City Hall Mrt rồi đi bộ tới, hoặc đi bus: 36, 97, 106, 111, 133, 501, 502, 518, 857, 700)
Marina Square Tới Red Hill,MRT station sau đó bắt xe bus 64,33. Tới Queentown MRT station, sau đó bắt xe bus 195. Tới Commonwealth MRT station, sau đó bắt xe bus 196,198,147
Mustafa Centre Cách tới: Tới MRT Farrer Park (line tím), exit theo hướng Serangoon Rd (đi ngược chiều xe oto khoảng 100m nhìn bên trái là Serangoon Plaza, Mustafa bên cạnh) Bus: 23,64,65,66,130,131,139,147. Lưu ý:
China ToWn Cách tới: tới Chinatown MRT. Các địa điểm nên tới. People Park Complex (đổi tiền ở đây cũng khá được giá đó) Mua Dầu gió: Medical Oil (Lotus và Eagle Brand)
Nếu ở dài ngày thì có thể tới Toa Payol và Ang Mo Kio (là hai khu mua bán kha khá ở ngoài thành phố).
Anchorpoint, 368 Alexandra Road Cách đi: Queenstown MTR EW19 (là gần nhất, đi khoảng 11 phút 19 giây)), đi bộ rẽ trái đi đường Commonwealth Ave, đến ngã tư rẽ phải ra đường Alexandra Rd. Chuyên đồ OUTLET Store. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.
ION Orchard, 2 Orchard Turn SINGAPORE 238801 Cách đi: Orchard MTR NS22, đi mất 5 phút. Open hours: 11am – 10pm. Hàng tuyển: Đẹp và giá cả hợp lý. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)