Hiển thị các bài đăng có nhãn singaporee. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn singaporee. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

Singapore và giấc mơ Silicon Valley

Với tham vọng muốn  xây dựng một Thung lũng Silicon tại đảo quốc sư tử với số dân tầm khoảng 5,4 triệu người thì có vẻ đó là một giấc mơ. Singapore đang xây dựng  bằng nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và thu hút doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy ước mơ này trở thành điều thật sự.


Dường như bị kích thích bởi giao dịch Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD mới đây, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp công nghệ của Singapore đang đặt cược rằng một ngày nào đó, Facebook cũng để ý đến một doanh nghiệp của đảo quốc.

Thực tế, cho đến nay, Singapore vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ Google hay Facebook, thậm chí là chưa có dịch vụ nhắn tin như Wechat của Trung Quốc. Nhưng đảo quốc đã có nhiều thành công trong đổi mới các ngành công nghiệp khác, như công nghệ sinh học, phương tiện truyền thông và giải trí. Đất nước này sở hữu một nền tảng công nghệ vượt bậc và hạ tầng hoàn hảo để triển khai những thương vụ công nghệ.

Bên cạnh đó, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ dân số tiếp cận với internet và sử dụng điện thoại thông minh. Với những chính sách không ngừng cải thiện hạ tầng mạng, vấn đề băng thông sẽ không ảnh hưởng đến sự đổ bộ của các làn sóng công nghệ. Các thương hiệu lớn trong làng công nghệ như Facebook, Google hay Yahoo đều đã có chi nhánh ở đây. Đây là nơi tốt nhất đề gầy dựng một công ty toàn cầu, một phần nhờ vào môi trường kinh doanh mở và thuế ở mức trung bình.

Thay vì đi theo chính sách hạn ngạch của thung lũng công nghệ, Singapore có chính sách visa cởi mở hơn cho những người có đủ phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm. Thậm chí các công ty này có thể cho thuê nhân lực đối với các trung tâm phát triển trong vùng như Việt Nam, Campuchia và Philippines.


Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Lý Hiển Long đã đầu tư 79 triệu USD khởi động giai đoạn đầu của dự án trị giá 16 tỷ USD trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng của Mỹ như Andreessen Horowitz đã đầu tư cho một số doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả trang web video Viki (nhà bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản RakutenInc. đã mua lại với giá 200 triệu USD hồi tháng 9 năm ngoái).

Một công ty công nghệ cao của Singapore thu hút các nhà đầu tư là RedMart, một dịch vụ giao hàng trực tuyến thành lập trong năm 2011, đã thu hút hơn 10 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đồng sáng lập Facebook. Các doanh nghiệp khởi sự “start up” thường nhóm họp tại một tòa nhà, thường được gọi là “Khối 71″, phía tây của trung tâm thành phố.

Hugh Mason, một doanh nhân 47 tuổi người Anh, cho biết có khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp và hơn 1 tỷ USD đầu tư đang hoạt động tại tòa nhà này. Đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ cao của Singapore năm ngoái đạt 1,71 tỷ USD, tăng từ con số 27,9 triệu USD năm 2011. Chính phủ Singapore học hỏi Israel đã phát triển một ngành công nghiệp công nghệ mạnh mẽ trong những năm qua. Đã có một chương trình của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp “start up” từ năm 2010.

Theo chương trình này, chính phủ đồng đầu tư lên đến 85% vốn cho các doanh nghiệp được lựa chọn, tương đương với 500.000 USD. Hiện nay có 15 vườn ươm và hơn 100 doanh nghiệp tham gia chương trình này. Douglas Abrams, người có 14 năm làm việc tại JPMorgan ở New York, cho biết đã có một sự gia tăng đáng kể về sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường công nghệ tại Singapore, đặc biệt là khi doanh nghiệp “start up” được mua hoặc bán chứng khoán.

Razmig Hovaghimian, một người Mỹ 38 tuổi, cho biết đã chọn Singapore làm trụ sở chính cho công ty của mình là vì hòn đảo này gần gũi với các thị trường châu Á quan trọng.

www.thícdulichbui.com