Hiển thị các bài đăng có nhãn con người và nền giáo dục Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn con người và nền giáo dục Singapore. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 20 tháng 6, 2014

Nét thần thoại đền Sri Mariamman

Sự đa dạng về văn hóa của Singapore không chỉ qua các khu phố, những lễ hội, ẩm thực, lối sống…mà còn có cả những nhà thờ, đền thờ khác nhau theo từng dân tộc nữa. Dưới đây là đền thờ Sri Mariamman cùa người theo đạo Hindu nó mang một nét cổ kính và thần thoại giữa một thành phố hiện đại.

Ở góc đường South Bridge và đường Temple, thuộc phố Hoa kiều, có một ngôi đền Hindu cổ nhất ở Singapore đó là đến thờ Sri Mariamman. Đây là công trình kiến trúc được xây dựng bởi những người nhập cư từ các quận Nagapatnam và Cuddalorre của miền Nam Ấn.


Được thiết kế hoàn toàn theo phong cách Dravidian, đền Sri Mariamman được xây dựng đầu tiên bằng gỗ cây dừa nước (một loại cây địa phương) vào năm 1827, trước khi được xây dựng lại với kết cấu bằng gạch vào năm 1843. Nằm ở khu Chinatown và giống như các đền thờ di tích lịch sử khác, ngôi đền Hindu đầu tiên của Singapore được ghi nhận là công trình lịch sử quốc gia.

Khi bạn đang ở lối vào của đền Sri Mariammam, hãy ngước lên để ngắm nhìn trần tháp được trang trí bởi các tác phẩm điêu khắc thể hiện hình ảnh các vị thần và kẻ thù trong thần thoại.

Ngôi đền được xây dựng để thờ Nữ thần Mariamman – nữ thần nổi tiếng với quyền năng có thể chữa khỏi các loại bệnh dịch. Cổng đền được thiết kế giống kiểu cổng chùa, với mái cổng được trang trí vô cùng công phu với các bức tượng điêu khắc phác họa các vị thần và quái vật trong thần thoại. Trên mái vòm là hàng trăm bức tượng tạc các vị thần và những con vật trong huyền thoại. Trên bức tường bao quanh đền là tượng những con bò nằm trong tư thế ung dung, mãn nguyện.

Trên mái vòm là hàng trăm bức tượng tạc các vị thần và những con vật trong huyền thoại. Những vật trang trí được thêm vào sau đó là hình ảnh các vị thần được chạm khắc trên những bức tường, những cánh cửa được trang trí bằng những quả chuông và các bức bích họa được vẽ trên trần nhà. Phải thừa nhận ngay rằng đây quả là một danh thắng của cả thế hệ tín đồ Hindu lẫn người dân Singapore.


Trong suốt thời kỳ thuộc địa, ngôi đền đóng vai trò là trung tâm văn hóa của các hoạt động cộng đồng và là Trụ sở Đăng ký Kết hôn cho người Hindu vào thời chỉ có các thầy tu của ngôi đền mới được phép cử hành các hôn lễ của người Hindu. Lễ hội Theemithi (lễ hội đi trên lửa), một trong những lễ hội chính cử hành tại đền, được tổ chức vào khoảng tháng 10 và tháng 11 hàng năm.


Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Singapore

Văn hóa Singapore (Phần 1)
Dân số Singapore vào khoảng 4 triệu người với 77% là người Trung Hoa, 14% là người Mã Lai, 8% là người Ấn Độ và 1% là người lai Âu Á và người có nguồn gốc khác. Cư dân nguyên thủy ở vùng đất này là ngư dân Mã Lai, nhưng kể từ khi Sir Stamford Raffles đến đây và thiết lập một trạm thông thương buôn bán của người Anh, Singapore đã trở thành vùng đất có sức thu hút mạnh đối với dân di cư và các thương gia. Những người này đến Singapre từ các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Trung Đông để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho gia đình họ.
Mặc dù việc kết hôn qua lại giữa các sắc dân đã diễn ra nhiều năm, mỗi nhóm chủng tộc ở Singapore vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình đồng thời phát triển như một bộ phận không thể thiếu của cộng đồng dân cư Singapore.
lion-e1345177643990
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Ngôn ngữ
Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.
Tôn Giáo
Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (Theo Uniquely Singapore)

Một số tập tục văn hoá
Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã  lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.
Singapore-New-Year 
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.
 Người Singapore cho rằng con số “4″, “7″, “13″, “37″, và “69″ là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số “7″, bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
 Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng…, quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo…. nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói “chúc phát tài” bởi vì họ luôn hiểu từ “tài” là “tài bất nghĩa” hoặc “phúc bất nhân”. Khi nói “chúc phát tài” sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác.
Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.
Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều người ta tin và bảo vệ. Mặc dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore, những điều này không quan trọng lắm nhưng những người lớn tuổi lại đặc biệt quan tâm.
-Người gố Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc
- Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh
- Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
- Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.
- Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.
- Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ tong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.
- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.