Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

Bukit Timah – màu xanh yên bình của thành phố


Nằm ở độ cao 163,63 mét trên ngọn đồi cao nhất Singapore, Bukit Timah là một điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích thiên nhiên và muốn hòa mình vào thiên nhiên. Bạn có thể tham gia vào những chuyến đi bộ hành hoặc đạp xe vòng quanh khu bảo tồn thiên nhiên Bukit Timah để tận hưởng không khí trong lành cũng như có dịp nhìn ngắm, tìm hiểu về hơn 500 loài động vật và 840 loài hoa đang sinh sống nơi đây.

Khi đôi chân đã mỏi nhừ với những chuyến hành trình về với thiên nhiên ấy, bạn hãy thả mình xuống chiếc ghế êm ái của Carpenter & Cook, tiệm bánh được xây dựng với lối kiến trúc cổ điển độc đáo, bạn hãy gọi một tách café và thưởng thức những chiếc bánh ngọt được làm thủ công tại đây.

Hoặc, hãy thử dùng bữa tại Blu Kouzina để trải nghiệm ẩm thực Hy Lạp cùng với loại dầu oliu đặc trưng do gia đình của Effie và Dennis Tsakiris chế biến. Nhà hàng được đặt trong một tòa nhà bốn tầng tại khu dân cư sang trọng và dễ dàng nhận biết với kiến trúc mang hai màu trắng và xanh da trời đặc trưng.

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

Văn hóa Ấn Độ sặc sỡ và phong phú

Là nhóm dân tộc lớn thứ 3 Singapore, người Ấn chiếm khoảng 9,2% dân số đất nước. Một điều thú vị là Singapore ngày nay là quốc gia có cộng đồng người Ấn sống ở nước ngoài đông đảo nhất so với những nơi khác. Đa số người Ấn nhập cư vào Singapore sau năm 1819. Trước đây người nhập cư gốc Ấn là những người nhập cư tạm thời như công nhân, binh lính, tù nhân nhưng từ giữa thế kỷ 20 cho đến nay thì cộng đồng người Ấn đã hình thành ổn định.

Vuan

Singapore trở thành ngôi nhà chung của hầu hết các nhóm dân tộc chính của Ấn Độ. Nhóm dân tộc chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cộng đồng người Ấn tại Singapore hiện nay có nguồn gốc từ vùng Nam Ấn. 58% cư dân gốc Ấn ở Singapore là những người Ta-mil. Các nhóm thiểu số gốc Ấn khác gồm có người Malayalee, Punjabis, Sindhis và Gujaratis.

Người Ấn ở Singapore nói chung khá tích cực trong việc gìn giữ và phát huy tôn giáo, tập quán và lễ hội của mình để duy trì sự gắn kết với quốc gia nguồn cội. Hầu hết họ đều xem Khu Tiểu Ấn là ngôi nhà thứ hai của mình.

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

Cầu Helix Bridge – một kiệt tác kiến trúc ở Singapore

Cầu Helix Bridge tọa lạc ngay cạnh Cầu Benjamin Sheares Bridge, dọc cây cầu giao thông Bayfront Bridge. Chiếc cầu vòng cung đầu tiên trên thế giới này được khánh thành vào ngày 24 tháng 4 năm 2010.

Chiếc cầu nối dành cho khách bộ hành dài nhất Singapore 280m này là chiếc cầu có cấu trúc “xoắn kép” đầu tiên trên thế giới, do một liên minh thiết kế quốc tế gồm Công ty kiến trúc Úc Cox Group, Công ty Arup, và Công ty Architects 61 tại Singapore hợp tác thiết kế. Lấy cảm ứng từ khái niệm âm dương trong văn hóa châu Á, chiếc cầu có lối kiến trúc độc đáo này được cho là sẽ mang đến phú quý, hạnh phúc, sự trù phú cho Vịnh Marina Bay.


Cầu Helix Bridge là một kiệt tác kiến trúc với độ chính xác rất cao. Thiết kế hình vòng cung được tạo nên từ hai bộ phận vòng cung bằng thép đối nhau, gắn với nhau bằng rất nhiều các thanh nối, thể hiện ý nghĩa “cuộc sống và sự kế tục ”, “sự tái sinh”, “sự giàu có trường tồn” và “sự phát triển”. Tất cả kết hợp với nhau tạo thành cấu trúc của ADN.


Một trong những chiếc cầu nối sẽ nối với ba khu vườn cảng tại Marina South, Marina East, và Marina Centre, tạo thành một vòng cảng công cộng liên tục, trong khi cầu Double Helix Bridge vẫn được nối với Marina Bay Sands®, Đu Quay Singapore Flyer và Khu Vườn bên vịnh.



Bạn có thể ngắm nhìn toàn cảnh tuyệt đẹp của Singapore về phía chân trời, theo dõi các sự kiện diễn ra trên Vịnh tại một trong năm đài vọng cạnh có vị trí chiến lược tại đây. Các vòm làm bằng kính thủy tinh và kính thép mang lại bóng mát và chỗ ngồi tại những điểm nghỉ chân. Hãy ngắm nhìn các bức tranh vẽ của các nghệ sĩ trẻ tuổi dọc khu cầu nối. Bạn có thể mang đến cho mình một trải nghiệm tuyệt vời hơn nữa khi đi ngang chiếc cầu vào lúc đêm xuống. Những ánh đèn về đêm sẽ thắp sáng cấu trúc thép, mang lại nhiều cảm giác khác lạ hơn cho người tham quan. Để có trải nghiệm đáng nhớ, đừng quên viếng thăm kiệt tác kiến trúc tọa lạc tại trung tâm thành phố này.

Singapore và giấc mơ Silicon Valley

Với tham vọng muốn  xây dựng một Thung lũng Silicon tại đảo quốc sư tử với số dân tầm khoảng 5,4 triệu người thì có vẻ đó là một giấc mơ. Singapore đang xây dựng  bằng nhiều chương trình hỗ trợ khởi nghiệp và thu hút doanh nghiệp công nghệ để thúc đẩy ước mơ này trở thành điều thật sự.


Dường như bị kích thích bởi giao dịch Facebook mua lại WhatsApp với giá 19 tỷ USD mới đây, các nhà hoạch định chính sách và các doanh nghiệp công nghệ của Singapore đang đặt cược rằng một ngày nào đó, Facebook cũng để ý đến một doanh nghiệp của đảo quốc.

Thực tế, cho đến nay, Singapore vẫn chưa có một doanh nghiệp công nghệ tầm cỡ Google hay Facebook, thậm chí là chưa có dịch vụ nhắn tin như Wechat của Trung Quốc. Nhưng đảo quốc đã có nhiều thành công trong đổi mới các ngành công nghiệp khác, như công nghệ sinh học, phương tiện truyền thông và giải trí. Đất nước này sở hữu một nền tảng công nghệ vượt bậc và hạ tầng hoàn hảo để triển khai những thương vụ công nghệ.

Bên cạnh đó, Singapore luôn nằm trong top những quốc gia dẫn đầu về tỷ lệ dân số tiếp cận với internet và sử dụng điện thoại thông minh. Với những chính sách không ngừng cải thiện hạ tầng mạng, vấn đề băng thông sẽ không ảnh hưởng đến sự đổ bộ của các làn sóng công nghệ. Các thương hiệu lớn trong làng công nghệ như Facebook, Google hay Yahoo đều đã có chi nhánh ở đây. Đây là nơi tốt nhất đề gầy dựng một công ty toàn cầu, một phần nhờ vào môi trường kinh doanh mở và thuế ở mức trung bình.

Thay vì đi theo chính sách hạn ngạch của thung lũng công nghệ, Singapore có chính sách visa cởi mở hơn cho những người có đủ phẩm chất, kỹ năng và kinh nghiệm. Thậm chí các công ty này có thể cho thuê nhân lực đối với các trung tâm phát triển trong vùng như Việt Nam, Campuchia và Philippines.


Trong những năm gần đây, chính phủ của ông Lý Hiển Long đã đầu tư 79 triệu USD khởi động giai đoạn đầu của dự án trị giá 16 tỷ USD trong lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ. Các công ty đầu tư mạo hiểm nổi tiếng của Mỹ như Andreessen Horowitz đã đầu tư cho một số doanh nghiệp khởi nghiệp, bao gồm cả trang web video Viki (nhà bán lẻ trực tuyến của Nhật Bản RakutenInc. đã mua lại với giá 200 triệu USD hồi tháng 9 năm ngoái).

Một công ty công nghệ cao của Singapore thu hút các nhà đầu tư là RedMart, một dịch vụ giao hàng trực tuyến thành lập trong năm 2011, đã thu hút hơn 10 triệu USD từ các nhà đầu tư bao gồm cả nhà đồng sáng lập Facebook. Các doanh nghiệp khởi sự “start up” thường nhóm họp tại một tòa nhà, thường được gọi là “Khối 71″, phía tây của trung tâm thành phố.

Hugh Mason, một doanh nhân 47 tuổi người Anh, cho biết có khoảng 100 doanh nghiệp khởi nghiệp và hơn 1 tỷ USD đầu tư đang hoạt động tại tòa nhà này. Đầu tư mạo hiểm vào các công ty công nghệ cao của Singapore năm ngoái đạt 1,71 tỷ USD, tăng từ con số 27,9 triệu USD năm 2011. Chính phủ Singapore học hỏi Israel đã phát triển một ngành công nghiệp công nghệ mạnh mẽ trong những năm qua. Đã có một chương trình của chính phủ hỗ trợ các doanh nghiệp “start up” từ năm 2010.

Theo chương trình này, chính phủ đồng đầu tư lên đến 85% vốn cho các doanh nghiệp được lựa chọn, tương đương với 500.000 USD. Hiện nay có 15 vườn ươm và hơn 100 doanh nghiệp tham gia chương trình này. Douglas Abrams, người có 14 năm làm việc tại JPMorgan ở New York, cho biết đã có một sự gia tăng đáng kể về sức hấp dẫn khi đầu tư vào thị trường công nghệ tại Singapore, đặc biệt là khi doanh nghiệp “start up” được mua hoặc bán chứng khoán.

Razmig Hovaghimian, một người Mỹ 38 tuổi, cho biết đã chọn Singapore làm trụ sở chính cho công ty của mình là vì hòn đảo này gần gũi với các thị trường châu Á quan trọng.

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

Đảo Kusu hòn đảo của những vùng đất thánh

Đảo Kusu là quê hương của một số vùng đất thánh quan trọng và là nơi hàng năm diễn ra cuộc hành hương Kusu. Từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm, hàng ngàn người đến thăm đảo để cầu bình an, may mắn, sức khỏe, hạnh phúc và thịnh vượng.

kuso

Còn được gọi là Đảo Mũi neo (theo tiếng Mã Lai) hay "Đảo Rùa" (theo tiếng Hoa), nơi đây có ngôi chùa Trung Hoa nổi tiếng tên Da Bo Gong được xây dựng vào năm 1923. Trên đỉnh đảo còn có ba ngôi miếu hướng về các địa danh Mã Lai. Để lên được đó, người đến làm lễ phải leo 152 bậc thang.

Không chỉ phong phú về di tích, đảo Kusu còn hấp dẫn du khách với những vùng vịnh đẹp như tranh vẽ, những bãi biển sạch sẽ và hệ động vật đa dạng. Muốn đến thăm đảo Kusu, hãy thuê một chiếc tàu từ Bến Marine South và bạn sẽ được tận mắt ngắm những đàn rùa cùng nhiều sinh vật biển sinh động khác, được thu vào tầm mắt một vùng đất trù phú, nên thơ.
GIỜ MỞ CỬA
Hàng ngày 24/24 giờ
PHÍ VÀO CỬA
Người lớn $15
Trẻ em $12
ĐẶC ĐIỂM
Phù hợp cho gia đình, Tham quan & Khám phá
TỐT CHO
Thiên nhiên, Lịch sử, Đời sống hoang dã
DÀNH CHO 
Trải nghiệm khác biệt, Cảnh đẹp
ĐỊA CHỈ
Đảo Kusu Singapore 000704
Phone(65) 6534 9339

Thứ Hai, 21 tháng 4, 2014

Tìm hiểu về đất nước, con người và nền giáo dục Singapore

Văn hóa Singapore (Phần 1)
Dân số Singapore vào khoảng 4 triệu người với 77% là người Trung Hoa, 14% là người Mã Lai, 8% là người Ấn Độ và 1% là người lai Âu Á và người có nguồn gốc khác. Cư dân nguyên thủy ở vùng đất này là ngư dân Mã Lai, nhưng kể từ khi Sir Stamford Raffles đến đây và thiết lập một trạm thông thương buôn bán của người Anh, Singapore đã trở thành vùng đất có sức thu hút mạnh đối với dân di cư và các thương gia. Những người này đến Singapre từ các tỉnh ở phía Nam Trung Quốc, Indonesia, Ấn Độ, Pakistan, Ceylon (Sri Lanka), và Trung Đông để mong tìm được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho bản thân và cho gia đình họ.
Mặc dù việc kết hôn qua lại giữa các sắc dân đã diễn ra nhiều năm, mỗi nhóm chủng tộc ở Singapore vẫn giữ được bản sắc văn hóa riêng của mình đồng thời phát triển như một bộ phận không thể thiếu của cộng đồng dân cư Singapore.
lion-e1345177643990
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Ngôn ngữ
Có bốn ngôn ngữ chính thức được sử dụng ở Singapore: tiếng Mã lai, Quan Thoại, Tamil (ngôn ngữ của vùng Nam Ấn và Sri Lanka) và tiếng Anh. Tiếng Anh là ngôn ngữ dùng trong kinh doanh và hành chính, và đuợc sử dụng rộng rãi. Hầu hết mọi người dân Singapore đều nói được hai ngôn ngữ, tiếng mẹ đẻ và tiếng Anh. Tiếng Mã Lai là ngôn ngữ quốc gia.
Tôn Giáo
Sự hòa hợp dân tộc dẫn đến việc hình thành những nhóm tôn giáo khác nhau. Khoe mình trên nền trời Singapore là những tòa tháp đặc biệt của các giáo đường Hồi giáo, những ngọn tháp hình chóp của các thánh đường với lối kiến trúc Gôtích, những tượng thần phức tạp của các đền thờ Hindu và những mái nhà với lối kiến trúc khác biệt của các ngôi chùa Trung Hoa. Các tôn giáo chính ở đây là Hồi Giáo, Lão Giáo, Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Giáo, Độc Thần Giáo, (còn gọi là đạo Sikh, một tôn giáo phát triển từ Ấn độ giáo vào thế kỷ XVI và dựa trên tín ngưỡng chỉ một Thần) và Do Thái Giáo (Theo Uniquely Singapore)

Một số tập tục văn hoá
Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã  lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.
Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.
Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.
Singapore-New-Year 
Ảnh minh họa (sưu tầm)
Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.
 Người Singapore cho rằng con số “4″, “7″, “13″, “37″, và “69″ là những con số tiêu cưc và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số “7″, bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
 Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.
Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.
Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng…, quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.
Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo…. nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói “chúc phát tài” bởi vì họ luôn hiểu từ “tài” là “tài bất nghĩa” hoặc “phúc bất nhân”. Khi nói “chúc phát tài” sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác.
Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.
Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều người ta tin và bảo vệ. Mặc dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore, những điều này không quan trọng lắm nhưng những người lớn tuổi lại đặc biệt quan tâm.
-Người gố Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc
- Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh
- Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.
- Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.
- Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.
- Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ tong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.
- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.

Lễ hội Deepavali

Lễ Hội Deepavali, nghĩa đen là "hàng ánh sáng" được những người Hindu mộ đạo trên khắp thế giới tổ chức và là lễ hội quan trọng nhất theo Đạo Hindu. Tại Singapore, Lễ Hội Ánh Sáng - tên gọi trìu mến của Lễ Hội Deepavali rơi vào quý cuối cùng của năm và là ngày nghỉ lễ tại Singapore.
Ý nghĩa của lễ hội là nhằm tôn vinh sự chiến thắng của cái thiện trước cái ác, của ánh sáng trước bóng tối. Lễ hội gắn liền với rất nhiều truyền thuyết, phổ biến nhất trong số đó là truyền thuyết Narakasura giành được sự ủng hộ của Thần và được ban cho trị vì cả vương quốc. Thần dân dưới ách cai trị bạo ngược của Narakasura, đã tìm đến Thần Sri Krishna - vị thần trị vì xứ Madura, xin cứu giúp. Sau đó, Narakasura đã bị giết trong cuộc chiến với Thần Krishna. Khi Thần Krishna đang trên đường trở về, cả đất nước chìm ngập trong bóng tối vì đêm đó là đêm trăng non. Để soi đường, người dân đã thắp đèn nhằm chào đón và tôn vinh chiến thắng của Thần Krishna. Cho đến tận ngày nay, người Hindu vẫn tiếp tục kỷ niệm chiến thắng của Thần Krishna trước bạo chúa Narakasura bằng tập tục thắp đèn dầu.

devaleni

Trong lễ hội này, mọi người đều mặc quần áo mới và cùng thưởng thức bánh kẹo. Một số cộng đồng Ấn Độ còn bắt đầu tính năm tài chính từ ngày Lễ Hội Deepavali vì họ tin rằng như vậy sẽ mang lại cho họ sự thịnh vượng phát đạt. Cách ăn mừng truyền thống Lễ Hội Deepavali tại Singapore là nghệ thuật vẽ henna trên bàn tay. Henna là một loại cây có hoa dùng để nhuộm da, tóc, móng tay và thậm chí là da thuộc và len. Những hình xăm tạm thời này thường được các nghệ nhân trong nước thực hiện miễn phí.

Vào lễ hội này, các con đường tại Khu Tiểu Ấn được trang hoàng đầy nghệ thuật và lộng lẫy với nhiều màu sắc lễ hội, hoàn toàn lột xác nhờ vào các ánh đèn và các vòng cung sống động nhiều màu. Các phiên chợ lễ hội cùng vô số các hoạt động văn hóa như Triển Lãm Di Sản và Thủ Công Ấn Độ, Lễ Diễu Hành Đường Phố, Buổi Hòa Nhạc Đếm Ngược Thời Gian Đến Lễ Hội cũng sẽ được tổ chức. Các gian hàng lễ hội được trang trí với hoa thơm, vòng hoa sử dụng trong lúc cầu nguyện, đèn dầu truyền thống và trang phục Sari tuyệt đẹp với họa tiết gấm thêu tinh tế có đính đá quý vô cùng lộng lẫy. Nhiều trang phục, trang sức trang phục tinh xảo cùng các tác phẩm nghệ thuật và thủ công truyền thống đầy màu sắc của Ấn Độ cũng được bày bán. Trong dịp này, khách tham quan còn có cơ hội nếm thử vô vàn các món đặc sản Ấn Độ.

Nếu muốn đắm chìm trong nền văn hóa phong phú của Ấn Độ, hãy ngồi tại một quán cà phê dọc Khu Tiểu Ấn và gọi teh tarik (trà sữa sủi bọt). Hãy ngắm nhìn đám đông tấp nập, bận rộn trên các con đường và trong các cửa hàng. Hãy đến và tận mắt chứng kiến xem khu vực giàu di tích lịch sử này chuyển mình như thế nào vào lễ hội Deepavali.