Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Kinh nghiệm du lịch Singapore

Du lịch Singapore có khá nhiều bạn đã đi, thông tin chia sẻ thì nhiều nhưng đôi khi hơi lan man và ít tập trung. Mình thấy đi Singapore không khó, chỉ cần biết chút tiếng anh là có thể đi rồi. Về đi lại thì đã có bảng chỉ dẫn, tuy nhiên cần tìm hiểu thêm về các phương tiện đi lại bên đó. Vấn đề nữa là nhà nghỉ và khách sạn ở Singapore khá đắt đỏ, do đó bạn nên tham khảo trước một số khách sạn trên mạng đặt phòng để có giá tốt. Bên cạnh đó cũng có dịch vụ ngủ Dorm ở Hostel và Homestay (do mấy bạn sinh viên, hoặc người Việt bên đó cung cấp). Nói qua là như vậy, giờ mình vào phần chính.

Kinh nghiệm du lịch Singapore

Du lịch Singapore

Từ sân bay Changi vào trung tâm Singapore bằng RMT


singapore-mrt.jpg
Từ Terminal 2, bạn có thể bắt bus hoặc MRT để đi vào thành phố. Đến trạm MRT, xếp hàng vô ticket counter để mua thẻ ez-link giá 12$ trong đó có 5$ tiền thẻ và 7$ tiền vé, còn máy bán thẻ tự động chỉ bán được vé theo chặng thôi.

Trạm MRT của Changi là trạm đầu của tuyến East West line (màu xanh lá) nên đảm bảo là ko bị lạc. Khi tàu đến trạm EW4 Tanah Merah thì xuống, di chuyển sang Platform B, tiếp tục đi EW line (hướng về phía Joo Koon) để vào thành phố sau đó tùy hỉ đi về địa phương nào để đón tàu tiếp.

Hướng dẫn đi lại thì bạn tham khảo qua trang này. Một dạng bản đồ online chỉ đường ở Singapore. Rất tiện lợi để kiểm tra đường xá và cách đi lại. http://gothere.sg

Hướng dẫn đi RMT tại Singapore


MRT của Sing có mấy tuyến cơ bản sau đây:

  •     East West (EW) – màu xanh lá
  •     North South (NS) – màu đỏ
  •     North East (NE) – màu tím
  •     Circle (CC) – màu cam

Thời gian MRT, các bạn theo web này để xem bản đồ các trạm MRT (trong website này cũng có cả bus) : http://smrt.com.sg/Trains/NetworkMap.aspx

Thời gian và thông tin chuyến cuối cùng/đầu tiên cho từng trạm :http://www.smrt.com.sg/Trains/NetworkMap.aspx?stations=all

Để đi MRT thuận tiện, bạn cần có bản đồ MRT. Bản đồ này có ở Changi airport. Hoặc vào link trên để download bản đồ.

Khi đi MRT cần lưu ý 3 điều:

  1. Tên trạm: gồm chữ viết tắt của tên tuyến và số thứ tự của trạm. Ví dụ: tên trạm bạn bắt đầu đi là Little India sẽ được ký hiệu là NE7 và tên trạm bạn kết thúc là Newton sẽ được ký hiệu là NS21.
  2. Tên hướng: tên trạm cuối cùng của tuyến sẽ được đặt cho tên hướng. Tên hướng ghi ngay trên cửa lên tàu.
  3. Trạm chuyển tuyến (interchange): có 1 số trạm là trạm trung chuyển giữa tuyến màu xanh và màu đỏ, màu đỏ và màu tím, màu tím và màu xanh. Bạn nhìn trên bản đồ sẽ thấy trạm có đường giao nhau giữa các tuyến.

Cách mua vé


Bạn phải tự mua vé ở máy bán vé tự động. Máy tự động chấp nhận tất cả các loại tiền xu, còn tiền giấy thì giá trị cao nhất là tờ S$10. Nếu trong túi bạn toàn tiền S$50 thì bạn hãy liên hệ quầy Passenger Service để đổi tiền lẻ.

Thẻ đi MRT là thẻ nhựa, sau khi có thẻ bạn chỉ cần quẹt vào chỗ barrier (khe quẹt thẻ ở cửa) thì cửa xe sẽ mở để bạn đi qua. Bạn xem bảng hướng dẫn để tìm đúng chuyến tàu của bạn và lên tàu.

Bạn nhớ giữ vé để quẹt thẻ khi đi ra. (Nếu làm mất thì bạn sẽ không ra khỏi trạm được) Đồng thời giữ vé để trả lại và nhận lại tiền. Mỗi vé sẽ được trả lại S$1. Bạn trả lại vé tại máy mua vé tự động và nhận lại tiền của mình.

Thay vì quy định tuổi tác của trẻ em để miễn vé (phải có giấy chứng minh phiền phức), nhiều nơi và dịch vụ ở Singapore áp dụng chế độ miễn vé theo chiều cao.

Lời khuyên tốt nhất, qua đó việc đầu tiên là đi mua liền cái thẻ Elinkcard – Thẻ này link khắp nơi. Thẻ EZ-Link là phương thức thanh toán thông dụng nhất của người sử dụng xe buýt và tàu điện ngầm (MRT) ở Singapore, với chi phí khá rẻ và tiết kiệm cho người sử dụng.

Xe bus Malaysia và Singapore


Bus đi Sing – Kuala Lumpur giá 20 sgd là rẻ, có loại xịn hơn lên đến 40-50 sgd/chiều, càng đắt thì càng xịn. Có khá nhiều hãng xe nổi tiếng như Aeroline (thuộc loại đắt nhưng xịn http://www.aeroline.com.sg ), Transnational (http://www.transnasional.com.my/index.html phải ra counter của bọn nó mua). 2 bọn này có tiếng rùi, có quầy vé ở cả Sing và Kuala Lumpur. Trung bình mỗi ngày có 8-10 chuyến cả ngày lẫn đêm (của mỗi hãng) chạy lộ trình Sing – KL và ngược lại. Ngoài ra còn có First Coach, Nice … (xem thêm ở đây http://www.journeymalaysia.com/ptasingkl.htm )

- Giả sử bạn xuống sân bay Changi và sẽ bắt bus từ Golden Mine Complex để đi Malay, bạn có thể tra cứu trang www.gothere.sg để tìm đường giữa 2 nơi này (vd: đánh ‘changi airport to golden mine complex’) sẽ ra thông tin đầy đủ về cách đi, giá cả, thời gian di chuyển. Site này mình rất thích vì nhanh và chuẩn xác.

- Thời gian đi bus trung bình là 5 tiếng giữa Sing và KL, thủ tục hải quan tối đa 30′, nên tính tròn 5.5 tiếng, thường giữa đường dừng 1 lần để vệ sinh và ăn nhẹ, thi thoảng lắm mới có xe dừng 2 lần.

- Tùy theo kế hoạch của bạn mà chọn giờ đi bus, giả sử muốn tiết kiệm 1 đêm ks thì có thể đi bus đêm, còn muốn chơi tối ở Kuala Lumpur thì đi bus chiều, hoặc ở Sing hạ cánh/check-out ks vào trưa thì có thể đi bus trưa luôn.

Cách đi tiết kiệm chi phí tư Singapore sang Melaka hay Kuala Lumpur là bạn nên đi sang Larkin Sentral ở Johor (Malaixia). Từ đây sẽ có nhiều chuyến xe đi Melaka hay KL. Xem qua một số cách đi dưới đây:

Cách 1:

  • Đón Coach từ sân bay đi Johor Bahru: thuận lợi là có liện tục mổi giờ 1 chuyến, ngay tại sân bay, giá tiền là 7 SGD, bất tiện là chỉ đến trạm xe Kotaraya II Terminal. http://www.changiairport.com/getting-around/to-and-from-the-airport/coach-to-johor-bahru-malaysia
  • Đón taxi hoặc Bus đi đến Larkin Terminal, khoảng cách # 7 Km, giá Bus là 1,5 RM (chuyến Bus 170). Chúng ta phải qua trạm xe Larkin vì nơi đây mới có nhiều xe đi Malacca.
  • Từ Larkin Terminal đón các chuyến xe đi Malacca như: Maju Ekspres: 10.00am 12.30pm 2.00pm 3.00pm 6.30pm; Delima Express: 7.00am 10.00am 12.00pm 2.00pm 5.00pm 7.00pm; Transnasional Coach Services: 5.00am 5.30am 7.00am 8.00am 9.00am 10.00am 11.00am 12.00am. Giá vé # 12.30 RM.
Cách 2:

  • Đón Taxi, Bus hoặc MRT đến các trạm xe Bus tại Sing như: City Plaza, Keypoint, Kovan Hub, để đón tiếp các chuyến xe đi Malacca. Tuy nhiên lưu ý rằng các chuyến đi từ Singapore đến Malacca thường giờ xuất phát không nhiều, chủ yếu là sáng sớm cho đến 9.00am, hoặc sau 7.00pm. Các chuyến đi vào giờ trưa, chỉ có các chuyến sau đây:
  • Tại bến Key point (Beach road) có chuyến 1.30pm, của hãng xe 707 Express, 99 Coachland Express và S&S International Express. Và tại City Plaza (Geyland road) có chuyến 2.30pm của hãng Delima Express. Giá vé # 20.8-23 SGD. http://www.singaporemalaysiabus.com/malacca.html
Cách 3:

  • Đi MRT đến trạm Woodland. # 2 SGD
  • Bắt xe Bus 170 đi đến trạm Larkin Terminal Johor Bahru # 1.5 SGD
  • Từ trạm này đi tới Malacca như cách 1. #12 RM
Tóm lại:

  1. Đi theo cách 1: tiện lợi là rẻ hơn, giờ giấc linh hoạt hơn, nhưng di chuyển làm 3 chặng, hơi mệt và căng thẳng.
  2. Đi theo cách 2: tiện lợi là chỉ có 2 chặng, tuy nhiên mắc tiền hơn, và nếu vì lý do gì mà trể giờ (máy bay delay, trục trặc hải quan) thì phải đợi tới chuyến sau 7.00pm hoặc chuyển qua cách 1.
  3. Đi theo cách 3: rẻ nhất và giờ giấc linh hoạt nhất. Nhưng chắc là mệt nhất ở đoạn MRT từ sân bay đến Woodland.

Khách sạn Singapore


Lưu trú ở Singapore hiện nay khá dễ dàng bởi có nhiều kênh để liên hệ đặt phòng. Một trong những kênh lựa chọn của giới trẻ và dân Bụi là các phòng Hostel dạng ngủ Dorm ra thì cũng có các Apartment do các lưu học sinh ở Singapore cung cấp. Giá cũng hữu nghị và phải chăng. Ưu điểm của dạng này là có phòng riêng, có khu nấu ăn riêng cho gia đình. Thường các đoàn gia đình hay chọn nhà do lưu học sinh cung cấp. Các kênh đặt phòng Online truyền thống mà Tôi Đi luôn tư vấn cho các bạn đó là trang đặt phòng nổi tiếng Agoda, nếu khó khăn vì đặt phòng ở đây thì bạn cũng nên xem qua để biết về Giá Cả các khách sạn trước khi liên hệ đặt phòng trực tiếp. Để xem tình hình các khách sạn tại Singapore bạn Vào Đây Xem: http://www.agoda.vn/asia/singapore/singapore.html?cid=1608001

abc hostel.JPG
ABC Hostel

  1. Với dạng Homestay của người Việt. Bạn có thể tham khảo chỗ mấy bạn sinh viên: Vân Anh (nick YM beeminh_ttvn), chỗ em Khánh (nick YM: kimkhanh2k).
  2. Homestay của bạn Trang người Việt Nam ở bên đó lâu năm , giá một người là 15S$/1 đêm. Liên hệ YM: ngantrang2909, betrang1980@gmail.com điện thoại: +65-90907655. Địa chỉ của Trang, số 41 lorong 101 changi road gần Usnos EW7 line xanh , Geylang EW9.
  3. Khách sạn 5wayfootinn, 227 South Bridge Road (ngay ngã tư với Pagoda St). Dorm 4 người, nhà vệ sinh sạch sẽ, diện tích hơi nhỏ nhưng bù lại vị trí thì cực thuận tiện vì Pagoda Street chính là đoạn chợ đêm và 1 đầu chính là trạm MRT Chinatown, cách trạm bus của Hippo bus có vài chục mét, lại cách Maxwell food court. Mỗi lần đi ăn, đi chơi đều rất dễ dàng.
  4. Với giá 20-35 SGD/đêm/người thì bạn có thể ở Hostel. Một trong những Hostel được nhiều lựa chọn là Cozy Corner. Đọc qua một số chia sẻ của bạn Poly về ngủ Dorm ở Cozy

ABC hostel: http://www.abchostel.com.sg/
Cozy Corner: http://www.cozycornerguest.com/
Footprints: http://www.footprintshostel.com.sg/
A Beary Good: https://www.abearygoodhostel.com/

Ở Cozy thông thường sẽ là ngủ Dorm. Hiểu nôm na là nhà nghỉ tập thể, phòng ở chung có nhiều giường, trả tiền theo giường. Nhiều người ở chung 1 phòng, giường tầng, WC chung, mỗi giường kèm theo chăn ra nệm gối và 1 tủ sắt để tư trang hành lý. Khi ngủ Dorm bạn phải nhớ tự mang theo 1 cái khóa, vì bạn được sử dụng 1 cái tủ sắt không kèm khóa. Tủ này khá to, có thể chứa gọn gàng trọn vẹn 1 cái vali cỡ hành lý xách tay. Lưu ý kỹ nữa là Dorm không cung cấp các vật dụng cá nhân nên bạn phải tự chuẩn bị các thứ linh tinh như kem đánh răng bàn chải khăn tắm, dép. Đặc biệt là là phích chuyển chấu cắm điện từ 2 chấu ra 3 chấu. Vì tất cả các ổ cắm điện tại Sing đều là 3 chấu. Nếu quên thì mua khá đắt. Do có bình nước nóng nên có thể đem theo mì gói VN. Cozy không có Wifi, có 3 máy tính Internet free cho khách lưu trú. Nếu bạn cần dùng, hãy lưu ý thời gian là buổi tối khuya luôn kẹt máy vì giờ đó bà con đi về luôn cần máy. Tất cả phòng không có WC riêng, Giờ Check-in & check-out của Cozy đều là 11h sáng.

A Beary Good.jpg
A Beary Good

Một số khách sạn khác được các bạn comments tốt


Sleepy Sam: http://www.sleepysams.com  25-28SGD/night, sạch sẽ, gần Bugis MRT,có ăn sáng free,wifi, … đầy đủ
Tresor Tavern: http://tresortavern.com/index-1.html gia re hon một chút, nhưng very good, gan Farrer Park MRT va Lavender MRT.

tresor-tavern-hotel_3_700_0.jpg

Khách sạn Beach hotel gần Bugis MRT Station, ở được và tiện đi lại, ăn uống. Book ở nhà thì 100 SGD/standard room/night, sang Sing book ở sân bay có 80 SGD. Beach Hotel có nhược điểm là hơi chật và phòng ốc ko được sang lắm, nhưng bù lại rẻ và tiện. Ngay dưới chân cái khách sạn Beach Hotel ấy là phố lẩu của Sing. Ngoài ra cách vài chục mét có một hàng chè của Sing khá ngon, đông lắm. Ăn lẩu xong thì chén chè xoài tráng miệng thì “vào” vô cùng.

Khách sạn Value Thompson phòng bé như cục kẹo nhưng tiện nghi lắm lắm. Nhân viên nice và chuyên nghiệp vô cùng. Cách MRT Novena 2 trạm xe bus. Xung quanh có 3 trạm bus, tiện đi đứng. Đồ ăn bán khu xung quanh KS thì đầy, chỉ có buổi tối thì ít đi 1 tí.

Khách sạn giá phải chăng, ở ngay trung tâm, tiện đi lại thì cứ book chuỗi khách sạn 81 ở Bugis. Khách Sạn 81 Star ở Lorong 18 Geylang, đi 10p đến bến MRT Aljunied, rất tiện để ăn Chili Crab (cách 10p đi bộ), cháo ếch thì ở Lorong 3 hơi xa tí, nhưng Lorong 19 cũng có cháo ếch nổi tiếng , nên khá gần. Nếu bạn nào lần đầu đến Singapore có nhu cầu ăn món này thì mình nghĩ ở đó khá tiện. Mình book phòng trên Agoda giá là 40USD/đêm tương đương khoảng 53SGD. Phòng đủ rộng, đầy đủ nước nóng để uống trà, ăn mì tôm, toilet cũng đủ rộng để tắm thoải mái và có khăn tắm, bàn chải cho mình.

SEA Hotel (địa chỉ webíte: www.seahotel.com.sg). Phòng hơi cũ một chút nhưng sạch sẽ, rất gần Bugis MRT, Bugis Juntions; buổi tối ra khỏi cửa KS là đông vui rồi, vì nằm trong chợ đêm Bugis market mà. Giá cả cũng tương đối, 90SGDnett/nite/2pax (có thể kèm 1 trẻ em <12 tuổi). Chỉ có điều là lối vào KS hơi nhỏ thôi. KS này có book online, chỉ cần email liên lạc trực tiếp, ko phải deposit gì cả. Trước ngày bạn đến khoảng 1-2 ngày email nhắc lại là được rồi (đó là vì mình lo nên gửi email nhắc lại thôi, chứ ko gửi cũng dc). Hotel cũ nhưng sạch sẽ, mỗi ngày có dọn phòng đều đặn. Nếu bạn là người thích ở sang trọng thì bạn sẽ không thích ở đây đâu. Vì thiết kế cũ, phòng cũng không phải nhỏ xíu, có tủ rộng rãi, máy đun nước sôi, bàn trang điểm, không có tủ lạnh.

Khách sạn giá tốt $109, 33 Middle Road Hotel Frangce phòng sạch sẽ khu vực này an ninh ngay Bugis Juntion, ngay đây nếu bạn muốn đi ra center Shopping Orchard đi xe bus cũng dễ tuyến xe số 7 & 175 tốn $1.

The inn crowd: Giá phòng private cho 2 người là 58S$/ngày (include breakfast), địa điểm thì tốt không kém ABC là mấy, đi bộ ra Burgis MRT Station mất tầm 6,7ph, đầy đủ internet, bar biếc, nói chung là được dân backpacker vote khá nhiều. http://www.the-inncrowd.com/. đặt Inn Crowd Hostel thì nhớ mail bảo là mình muốn ở trụ sở chính của và yêu cầu nó giữ phòng ở đấy cho mình. Vì 2 chi nhánh khác thì không được tốt bằng cái chính. Cái Inn Crowd Hostel này có tổng cộng 3 chỗ, nằm gần nhau thôi, nhưng cái chính của nó thì ở cũng OK, còn 2 cái kia thì tệ hơn. Inn crowd hostel: Rất an ninh, ra vào đều có thẻ của KS, người ngoài không thể vào. Rất sạch vì tất cả phải bỏ dép ngoài cầu thang, có kệ gỗ để giầy dép. Rất yên tĩnh, chả ai làm phiền ai, có cái bar riêng ở dưới ai uống wine xem ti vi thì xuống đó. toilet và shower rất tiện và không bao giờ phải đợi ( có 7 cái ) và ở trong thì rất rất sạch, mà toàn ý thức của dân du lịch, nó dán giấy ý thức khắp mọi nơi mà. Rất độc lập khi bữa sáng bạn tự làm bánh mỳ nướng, tự lấy bơ lấy trứng, từ lấy cốc pha cafe hoặc tea, ăn uống xong thì tự rửa. Giờ giấc tự do, chỉ cần bạn có thẻ thì hostel đó là của bạn, ra vào giờ giấc thế nào cũng được . Khi đến thanh toán luôn tiền phòng, khi bạn đi, cứ thế mà đi, để key ở lễ tân là ổn. Netz treo tường 24/24, tớ mất ngủ ra đó chat chit gần 4h sáng Cái hostel tớ ở cũng tiện đi Bugis, tiện little India MRT, tiện đi Mustafa, đi chợ ăn trộm (thief market), nằm giữa khu Arab, mà ở Sing 2h sáng đi các bác Arab da đen đầy đường đứng đó hút hít thôi chứ chả có làm gì cả. Cho nên không có gì đáng sợ. Tớ ở double, 2 vợ chồng 1 đếm là 59$ Sing incl ăn sáng, trà và cafe free anytime

The inn crowd.jpg

Tekka Hotel 22 Belilios Lane Singapore 219962 Tel: +65 62253378: ks ở khu Littel India, giá cũng rất tốt cho gia đình đi đông người nhé. Vì ở phòng 3 giường đôi cho 6-8 người chỉ có 120-140Sgd/đêm mà thôi (có bao gồm ăn sáng, nhưng mình chưa ăn thử bao giờ, có toilet trong phòng luôn đó, mỗi ngày có 6 chai nước suối & phòng rất rộng có thể 10 người ngủ cũng được đó, đặc biệt là họ không tính phí phụ thu cho thêm người nhé, phòng đó cũng khoang 25 – 30m2 lận đó), giá từ 120 là bạn ở nhiều đêm và deal giá với họ. Nhân viên ở đó là người Hoa chứ không phải Ấn. Nếu các bạn không quan tâm lắm đến vấn đề ở thôi thì nơi đây là rẻ nhất rồi vì phải tiết kiệm để đi chơi và shopping chứ

Tekka Hotel.jpg

Value Hotel Balestier – 218 Balestier Rd. Phòng hơi nhỏ nhưng rất sạch sẽ, có màn hình LCD 32 inch, phòng có máy nước nóng lạnh, có ấm nấu nước, có máy sấy tóc, mỗi ngày có 2 gói càphê hòa tan, 1 gói bột dinh dưỡng, 2 chai nước suối. Nhà wc có xà bông, kem và bàn chải đáng răng, khăn tắm lớn…tuy nhiên ko có dép đâu nhé! Trước cửa KS có Trạm xe bus số 124, 130, 145, 139 & 125. 2 bên đường có rất nhiều quán ăn và các quầy bán trái cây, đi bộ khoảng 100m là khu food court Whampoa bán rất nhiều thức ăn giá bình dân và đây cũng là khu chợ nhỏ bán thực phẩm cho cư dân ở khu vực lân cận. nhà mình cũng vừa ở KS này về nè, rất thuận tiện, bạn đi MRT ở sân bay changi đến trạm MRT Novena rồi xuống, bước ra khỏi khu vực shoping là đường Thomson, băng qua đường đón xe bus số 851, đi 01 chặng dừng rồi xuống, KS nằm ở phía bên tay phải, băng qua đường là tới. còn nếu muốn đi chơi thì bạn ra khỏi KS, rẽ phải đến ngã 3 rẽ trái đi khoảng 30m có trạm xe bus, đón xe số 851 ( có nhiều xe lắm nhưng xe này đi chắc ăn hơn ), đi 01 chặng dừng là xuống tới Velocity, đi vào đây là đến trạm MRT Novena, từ đây bạn có thể xem bản đồ MRT mà đi khắp nơi, nói túm lại là ở KS này đi lại rất thuận tiện.

Value Hotel Balestier.jpg

Lưu ý khi đi Singapore


Ổ cắm điện tại Sing đều là 3 chấu. Bạn nên mang giắc nối đi nhé.

Hoàn thuế:
 Bạn muốn hoàn thuế thì đầu tiên bạn phải mua hàng ở những cửa hàng có treo biển hoàn thuế, vì ở những nơi đó họ mới cấp loại hóa đơn hợp lệ để hoàn thuế. Còn bạn mua hàng ở những nơi không thuộc diện được cấp hóa đơn hoàn thuế, mua đồ dùng trong siêu thị, mua đồ ngoài chợ thì không được hoàn thuế. Sau đó bạn ra sân bay sớm (3, 4 tiếng trước giờ bay), đến điểm làm thù tục hoàn thuế (thường có xếp hàng rồng rắn) để làm thủ tục. Các món đồ xin hoàn thuế phải để ở chỗ sao cho dễ lấy, nếu cất kỹ quá không lục ra được nhân viên thuế họ cáu, sẽ đuổi bạn ra để cho người khác khỏi phải đợi lâu. Nếu những món bạn mua là mỹ phẩm hay các loại chất lỏng có dung tích > 100ml thì bạn phải cho vào hành lý ký gửi nên cần lưu ý đến thời gian đóng quầy check-in. Khi bạn đang vật vã với cái mớ thủ tục hoàn thuế mà không kịp check-in thì cũng vứt. Bạn cũng phải có tài khoản ngân hàng (có kèm SWIFT code của Ngân Hàng luôn) để sau khi hồ sơ hoàn thuế của bạn được thông qua, món tiền hoàn thuế được duyệt chi thì cơ quan thuế sẽ chuyển tiền hoàn thuế vào tài khoản của bạn. Họ không trả khoản hoàn thuế bằng tiền mặt cho bạn đâu.

Thủ tục Nhập cảnh: trước khi đến Sing, trên máy bay bạn sẽ được phát 1 tờ khai để làm thủ tục nhập cảnh, điền những thông tin cực cơ bản thôi. Xong đó, kẹp tờ khai vào hộ chiếu, khi đến chỗ Imigration thì xếp hàng trước vạch đỏ và chờ đến lượt mình. Khi đến lượt, bạn mang hộ chiếu và tờ khai gửi cho họ, họ sẽ xem và kiểm tra, sau đó đóng dấu và cấp cho bạn thị thực nhập cảnh vào Singapore, bạn nhớ cất kỹ liên đó nhé, vì khi trở về họ sẽ hỏi lại bạn đó. Sau khi qua cửa xong, bạn sẽ đến khu băng chuyền nhận đồ ngay trước mặt, đợi đến hành lý của mình rồi lấy thôi. Nhưng theo kinh nghiệm của mình, nên mang thêm 1 ba lô, trong đó có đủ tư trang cần thiết(quần áo, khăn mặt…) tất tần tật những gì có thể dùng trong 1 ngày, tránh trường hợp thất lạc hành lý ko có gì dùng.

Đi Taxi phải tìm điểm taxi mới đi được.

Ở Tàu điện 12h đóng cửa cho nên tốt nhất phải tầm 11h phải từ các điểm vui chơi khởi hành đi về. Nếu muộn đi Taxi tốn tiền hơn ban ngày.

Nếu bạn tới universial sớm (10am) nên chơi từ bên phải qua trái, nếu lên trễ thì từ trái qua phải. Vì những trò “hot” nằm bên phải nhiều.

Simcard M1 (là loại có cước cuộc gọi thấp nhất trong 3 mạng di động Singtel, Starhub, M1). Điểm bán: Hệ thống các cửa hàng Seven Eleven hoặc ở các điểm MRT. Khi mua nhớ mang theo Passport.

Nhờ Mua vé USS : Email: cdbenly90@gmail.com MP: +6583832543. Hoặc http://mgod.webtretho.com/forum/f2927/ve-universal-studios-singapore-55sgd-mua-nhieu-giam-nhieu-danh-cho-member-wtt-1685413/

Điểm thăm quan và cách đi


Các điểm đi ở Singapore đa số là nhân tạo, vì Sing là đất nước nhỏ bé và ít tài nguyên du lịch. Mọi thứ đều phải xây dựng mới. Có một nơi mà bạn không thể bỏ qua khi đi Singapore đó là USS (Universal Studio Singapore). Đây là một điểm vui chơi nổi tiếng và có rất nhiều trò chơi hay. Dưới đây là một số điểm vui chơi đáng đi ở Sing. Lưu ý là nếu cần tìm chỉ dẫn đường xá và đi lại thì vào Gothere.sg nhé.

Sentosa Island: Đi MRT tới Habourfont MRT NE1, ra khỏi MRT lên tầng 3 Vivo city, L3, có quầy Sentosa: đi Sky Train (giá: 3$SG) đến

+ Universal Studios: 8 Sentosa Gateway (10am – 7pm)
+ Sentosa: 1800 Sentosa (9am – 6.30pm)

Sentosa-Island-of-Singapore1.jpg
Đảo Sentosa

Botanic Garden: (đi xe bus: 7,66,67, 75,77,105,106,123,151,153,154, 171,174)

Zoo (tới Ang Mo Kio MRT station, sau đó bắt xe Bus 138 tới thẳng zoo)

Night Safari: (tương tự zoo), cái này ai đi Zoo ở Thái Lan thì không cần vào cũng được.

Jurong Bird park (tới BoonLay MRT station, sau đó bắt bus 194,251 tới Jurong Bird Park)
Snow City (Tới Jurong East MRT station, sau đó bắt bus 335, 66), hoặc đi thẳng bus 66,178,198,335)

Jurong Bird park.jpg

S’pore Flyer (tới City Hall MRT station, sau đó đi bộ tới flyer, hoặc đi thẳng xe bus: 106,111,133)

MerlionPark (tới City Hall MRT rồi đi bộ tới)

Esplanade Theatre (tới City hall MRT station rồi đi bộ tới)

Fountain of Wealth (tới City Hall Mrt station, rồi đi bộ tới hoặc đi bus :36, 97, 106, 111, 133, 501, 502, 518, 857, 700)

Clark Quay tới Clark Quay Mrt trên line tím hoặc đi bộ dọc bờ sông Singapore. Một điểm vui chơi nhộn nhịp, nên đến vào tối. Ở kế bên đó là cái công viên sư tử ban đêm, lung linh đèn, canh góc chụp là chụp đc cả con sư tử & trái sầu riêng đèn sáng rực, rất đẹp. Clark Quay thì hợp với uống hơn là ăn, dọc khu bờ sông bạn đi thích chỗ nào thì vào ngồi gọi đồ uống và đồ nhắm, lúc ra bill khoảng 40sgd. Còn nếu đi với bạn bè thì ko nhất thiết ngồi quán, tha thẩn dọc khu này cũng được.

Escape Theme Park (tới Pasir Ris MRT rồi đi bộ tới, hoặc đi xe bus: 3, 5, 6, 12, 17, 21, 89, 354, 358)

National Musium (tới Dhoby Ghaut MRT, sau đó đi bộ tới, bảo tàng cạnh YMCA)
Cầu Henderson Waves

Đến Henderson Waves sẽ xuống MRT Harbourt Front rồi bắt bus 131, bảo bác tài cho xuống Henderson Road rồi đi bộ một lúc sẽ đến. Henderson Wave là cầu dành cho người đi bộ cao nhất ở Singapore với 4 điểm gềnh lên và 3 điểm gập xuống. Đặc biệt, vào buổi tối, nơi đây quả là lý tưởng để thỏa sức ngắm cảnh của 2 khu vườn nổi tiếng, Mount Faber Garden và Telok Blangah Mount Garden. Henderson thì hầu như có rất ít du khách đến tham quan cây cầu độc đáo – được mệnh danh là một trong 10 cây cầu lạ nhất thế giới.
marina bay sands Du lịch Singapore

Mua sắm tại Singapore


Dọc Orchard Rd (Thiên đường mua sắm): Singapura Plaza, Center Point, Orchard Central, Tangs, Ngee Ann City, Lucky Plaza (nơi này có thể bargain được nhé). Cách tới: MRT dọc đường Orchard: Dhoby Ghaut, Somerset, Orchard mrt (line đỏ).

Orchard Rd.jpg


Bugis (Bugis Junction, Street): Là địa chỉ nhiều người việt ưa thích. Cách tới: tới Bugis MRT EW12 (line xanh)

Raffle City (City Link, Robinson) Cách tới: tới City Hall MRT EW13. Đi bộ từ Bugis Junction: dọc theo đường North Bridge Rd; or đi dọc đường Vitoria Str sau đó rẽ vào đường Stamford Rd

Penisula Plaza
 (chuyên đồ Sport) Cách tới: City Hall MRT EW13

Vivo city Chỗ này có món Chili Crab ngon và canh hầm Ếch rất tuyệt, hơi chát tý thôi). Cách tới: tới Habourfont MRT station, ra khỏi mrt là vivo city.

Suntec city Cách tới: tới City Hall Mrt rồi đi bộ tới, hoặc đi bus: 36, 97, 106, 111, 133, 501, 502, 518, 857, 700)

Marina Square Tới Red Hill,MRT station sau đó bắt xe bus 64,33. Tới Queentown MRT station, sau đó bắt xe bus 195. Tới Commonwealth MRT station, sau đó bắt xe bus 196,198,147

Marina Square.jpg

Mustafa Centre Cách tới: Tới MRT Farrer Park (line tím), exit theo hướng Serangoon Rd (đi ngược chiều xe oto khoảng 100m nhìn bên trái là Serangoon Plaza, Mustafa bên cạnh) Bus: 23,64,65,66,130,131,139,147. Lưu ý:

China ToWn Cách tới: tới Chinatown MRT. Các địa điểm nên tới. People Park Complex (đổi tiền ở đây cũng khá được giá đó) Mua Dầu gió: Medical Oil (Lotus và Eagle Brand)
Nếu ở dài ngày thì có thể tới Toa Payol và Ang Mo Kio (là hai khu mua bán kha khá ở ngoài thành phố).

Anchorpoint, 368 Alexandra Road Cách đi: Queenstown MTR EW19 (là gần nhất, đi khoảng 11 phút 19 giây)), đi bộ rẽ trái đi đường Commonwealth Ave, đến ngã tư rẽ phải ra đường Alexandra Rd. Chuyên đồ OUTLET Store. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.
ION Orchard, 2 Orchard Turn SINGAPORE 238801 Cách đi: Orchard MTR NS22, đi mất 5 phút. Open hours: 11am – 10pm. Hàng tuyển: Đẹp và giá cả hợp lý. Xuống các tầng hầm B1, B2, B3 càng rẻ.

IKEA, 317 Alexandra rd: Đối diện Anchorpoint.

Món ngon Singapore


Crab (Chili Crab và Black Pepper Crab)


Món này thì nổi tiếng rồi, ăn ngon thật, sư khác biệt nằm ở nước sốt và cách chế biến. Du khách nào mà nghỉ ở homestay (có thể nấu ăn) thể ra siêu thị mua Crab về luộc ăn cũng được, còn nếu ăn ở ngoài các nhà hàng thì giá cũng khá max (khoảng 170 – 200), ăn ở 1 số điểm foodcourt thì có giá rẻ hơn.

- tầng L3 vivo city, cạnh quầy bán vé Sentosa
- Wisma Atria shopping centre
- Suntec city Convention centre

Hainanese chicken rice (cơm gà Hải nam)


- 191 East Coast Rd, Five Star Hainanese chicken
- 425 River Valley Rd
- #02-25 HongLim Market&Food Centre (Block 531A, Upper Cross street)

Frog Porridge (Cháo ếch)


Món này nổi tiếng nhất trên Lor 9, 11Geylang (ăn ở Sing rẻ hơn ăn món này ở Việt nam)

Hotpot


  • Tan Quee Lan, Liang Seah st là hai con phố chuyên các món lẩu
  •  Bên cạnh Bugis Junction


Hoa quả


  • Món Sầu riêng (durian) cũng là món nổi tiếng bên Sing, có nhiều điểm bán (Bugis, GeyLang, Carefour……)
  • Món Laksa không có gì đặc biệt cả, ăn cũng ko hợp khẩu vị

Singapore và những địa điểm thu hút nhất

Singapore – hay với tên gọi quen thuộc khác là “Đảo quốc Sư tử” là đảo nhỏ nhất trong khu vực Đông  Nam Á, với diện tích 692,7 km2, là một đất nước tuy nhỏ bé nhưng xinh đẹp, sở hữu sự năng động, đầy màu sắc và có rất nhiều điều sẽ khiến bạn ngỡ ngàng.

Là đảo quốc nằm phía nam bán đảo Malaysia, được mệnh danh là thành phố xanh – sạch – đẹp nhất thế giới, nơi có sự phối hợp hài hòa giữa văn hóa, ẩm thực, nghệ thuật và các công trình kiến trúc. Để có thể khám phá hết cái hay cái đẹp và những điều thú vị tại Singapore sẽ phải mất một khoảng thời gian không ít, một chuyến du lịch thường kéo dài từ 4 đến 5 ngày, sẽ khiến chúng ta phân vân nên đi những đâu. Vì thế, hãy tìm hiểu thật kỹ về những điểm tham quan tiêu biểu tại đây, giúp chúng ta không phải mất nhiều thơi gian vô ích và không phải bỏ qua cảnh quan tuyệt vời nào cả.

Hãy khám phá những địa điểm không thể bỏ qua khi du lịch Singapore.

1. Đảo Sentosa.



Là một trong những điểm tham quan hấp dẫn du khách nhất của Singapore, diện tích rộng 500 hecta với 3,2 km bờ biển với cát vàng trải dài, đây quả thật là một thiên đường. Có thể chúng ta sẽ mất cả ngày để khám phá Sentosa.

Công viên đại dương (Underwaterworld): Là điểm tham quan không thể bỏ qua. Chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng hơn 2.500 cá thể của trên 250 loài cá biển mà có một số loài chưa một lần được nhìn thấy.

- Khu biểu diễn cá heo (Dolphin Lagoon): Là nơi biểu diễn của những chú cá heo lưng gù vô cùng thông minh và tinh nghịch.

Tháp Carlsberg: Cao 131m so với mặt nước biển, đây là tháp quan sát cao nhất châu Á. Từ đây chúng ta có thể phóng tầm mắt quanh đảo Sentosa và các hòn đảo lân cận.

- Công viên bướm và vương quốc côn trùng (Butterfly Park & Insect Kingdom): Là một công viên khá lạ với những loài bướm nhiều màu sắc và những con côn trùng độc đáo.
- Rạp chiếu phim: Là nơi mang đến cho chúng ta cảm giác mạnh, cực kì hồi hộp khi chinh phục các cuộc thám hiểm qua công nghệ hình ảnh đa chiều 3D.

Những hình ảnh của Singapore (Images of Singapore) : Là nơi bạn sẽ biết về một Singapore trong quá khứ, hiện tại và tương lai.

Tắm biển: ở Sentosa có 3 bãi biển chính là Tanjong Beach, Palawan Beach, Siloso Beach, có thể tắm biển, chơi bóng chuyền hay đơn giản là dạo chơi trên những bãi cát vàng trải dài.

- Nhạc nước Sentosa (Song of the sea): Đây là màn biểu diễn nhạc nước thu hút số lượng khách du lịch kỷ lục.

2. Merlion Park – Công viên Sư tử biển.



Được mệnh danh là “Biểu tượng chào đón du khách đến du lich Singapore”, niềm tự hào của người dân đảo quốc - Sư tử biển là nơi khách du lịch đến ngắm nhìn và chụp ảnh nhiều nhất khi đến Singapore. Hàng năm có tới trên 1 triệu khách du lịch ghé chân tham quan nơi này.

Công viên sư tử biển với biểu tượng sư tử mình cá phun nước ra biển là nơi chúng ta có thể ngắm toàn cảnh vịnh Marina, Nhà hát hình quả sầu riêng Esplanade cũng như khu cao ốc văn phòng của thành phố. Tượng Merlion cao 8,6m và trọng lượng 70 tấn được đúc bằng xi măng fondue nằm bên cạnh khu hộp đêm One Fullerton, trên một công viên mới xây có diện tích 2.500m2. Khu vực này còn có những bậc thềm bên sông và chỗ ngồi ngắm cảnh với sức chứa đến 300 người, thu hút du khách cả ngày lẫn đêm, náo nhiệt với các quán cà phê, nhà hàng ăn uống nhỏ.

3. Night Safary – Vườn thú đêm.



Khi màn đêm buông xuống, một thế giới bí ẩn sẽ được mở ra, hãy đến Night Safary, tham gia vào cuộc hành trình thú vị, khám phá một không gian hoàn toàn khác cùng ánh đèn pin, tiếng gió và tiếng động kì ảo của các loại động vật khác nhau tạo nên khi đêm về. Vườn thú đêm hàng đầu này sở hữu trên 900 con thú của 135 loài ngoại lai sinh sống, với 8 khu vực được tái tạo nguyên nét tự nhiên cùa các vùng địa lý như rừng mưa Đông Nam Á, đồng cỏ nhiệt đới Châu Phi,..Chúng ta sẽ được tận mắt nhìn thấy thế giới hoang dã chân thật nhất khi đến với Night Safary, một chuyến phiêu lưu đến xứ sở hoang dã không thể chối từ.

4. Esplanade - Nhà hát trên vịnh ( nhà hát sầu riêng ).


Esplande – niềm tự hào của đất nước Singapore, nhà hát mang kiến trúc độc đáo với hai mái vòm giống hệt nhau, nằm cạnh Marina Bay, bao gồm hai tòa nhà lớn: nhà hát với khán phòng 2000 chỗ, phòng hòa nhạc với sức chứa 1600 chỗ, cùng hai khu vực nhỏ hơn là nhà hát ngoài trời và một khu mua sắm. Mái vòm của nhà hát và phòng hòa nhạc được làm bằng kính, tạo không gian mở, thoáng đãng. Thiết kế đặc biệt với hơn 7000 miếng chắn nắng bằng nhôm, với kính hai lớp dánh mỏng được lắp vào các khung thép tạo thành một lớp bao phủ, giữ cho nhiệt độ bên trong nhà hát luôn mát mẻ. Lớp phủ với gai nhọn bao bọc bên ngoài nhà hát đã biến nơi đây thành một công trình kiến trúc thật sự ấn tượng. ( Nơi đây còn có tên gọi khá lạ khác là nhà hát Sẩu riêng bởi hình dạng gai nhọn ).

5. Fountain of Wealth.


Đài phun nước – Fountain Of Wealth đã được đưa vào sách kỷ lục Guinness năm 1998 với danh hiệu “Đài phun nước lớn nhất thế giới”, với biểu tượng là lòng bàn tay úp ngược tượng trưng cho việc bảo đảm duy trì mãi mãi giàu sang phú quý. Chúng ta nên đến nơi này trong khoảng 8 đến 9 giờ tối hàng ngày để có thể thưởng thức nhạc nước laser sống động và đẹp mắt.

“Singapore còn vô số những địa điểm thu hút không thể nào kể ra hết như: Bảo tàng sáp, Little India (khu tiểu Ấn ), China town ( phố Tàu ), Botanic garden ( vườn Bách thảo ),.. Hãy dành thời gian tìm hiểu thật kỹ những nơi bạn sẽ ghé thăm. Đây sẽ là đất nước mang lại nhiều niềm vui và trãi nghiệm khó quên cho bạn”.

Thứ Ba, 23 tháng 9, 2014

Điểm mua sắm hàng hiệu Centrepoint tại Singapore

Centrepoint mang đến cho bạn vô số sự lựa chọn trong số các nhãn hiệu tại đây gồm Gap, Esprit, Marks & Spencer và Guardian. Trung tâm thương mại trên Đại lộ Orchard nổi tiếng này còn có các cửa hàng khác như Robinson's, Cold Storage và hiệu sách Times sẽ đáp ứng mọi nhu cầu thời trang, tạp phẩm và sách báo của bạn.

0e6502ebd3

Nếu bạn đang tìm kiếm một chiếc đàn violin cổ điển, thì Centrepoint cũng có một số cửa hàng chuyên bán nhạc cụ cổ điển dành cho bạn. Nơi đây có tổng số 6 tầng và hai tầng hầm, từ tầng hầm thứ nhất đến tầng 5 chủ yếu bán lẻ và ẩm thực, tầng 6 gồm các trung tâm giáo dục và ngoài ra còn có một bãi đậu xe ô tô.

Một nét quyến rũ khác là thế giới các tác phẩm nghệ thuật cổ và đồ tạo tác ở ngay tại Centrepoint. Bạn sẽ có thể mua đồ trang trí nội thất gia đình theo phong cách Peranakan, Indonesia và Trung Quốc cùng với những đồ đạc chính gốc, chất lượng tuyệt vời từ vô số các quốc gia khác.

Thông tin cần thiết

Giờ mở cửa: 10h sáng - 10h tối mỗi ngày

Website: http://www.fraserscentrepointmalls.com/malls/cp

Phân loại: Đồ cổ & Nghệ thuật, Đồ điện tử, Dân tộc, Thời trang, Đồ đạc gia đình, Âm nhạc, Cửa hàng bách hóa, Đồ lưu niệm, Sách báo, Tóc/Sức khỏe/Làm đẹp, đồ độc

Đặc điểm: Sang trọng, Giá rẻ, Indie, Đặc trưng địa phương, Thương hiệu thiết kế
Địa chỉ: 176 Orchard Rd Singapore 238843

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Chợ Thieves trên đường Sungei

Chợ Thieves trên đường Sungei là một trong những khu chợ trời tốt nhất và nổi tiếng nhất ở Singapore đối với du khách lẫn người dân địa phương. Chợ được hình thành từ những năm 1930 và thực sự là địa điểm mua sắm đáng quan tâm ở Singapore với hơn 400 sạp hàng bán đủ mọi thứ, từ đĩa hát nhựa, đồng hồ quả lắc, đồ ăn, máy ảnh cũ cho đến mặt khánh Phật và giày leo núi.

Thieves

Ngày xưa, đây là điểm tiêu thụ đồ trộm cắp, như nguồn gốc tên gọi của nó, nhưng ngày nay, tất cả hàng hóa ở đây đều có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Nếu bạn đã chán các trung tâm mua sắm được trang bị điều hòa sành điệu của Singapore và muốn tới một khu chợ đường phố rực rỡ sắc màu, nơi bạn có thể mặc cả bớt một thêm hai thì đừng bỏ lỡ khu chợ trời lúc nào cũng tấp nập và sôi động này.

Thông tin cần thiết

GIỜ MỞ CỬA

11h sáng - 7h tối hàng ngày
HẠNG MỤC
Chợ đường phố, Khu chợ

ĐẶC ĐIỂM
Giá rẻ, Phong cách Indie, Bản sắc địa phương

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Văn hóa lễ hội các phong tục tập quán Singapore

Văn hóa Mã lai được thể hiện trong tư tưởng tôn giáo, phong tục tập quán của họ cũng có quan hệ với tôn giáo. Luật của đạo Islam và chê độ Sultan đã duy trì quan hệ đoàn kết và thái độ an phận trong cuộc sống của người dân Singapore. Người Mã lai khi lấy vợ, lấy chồng thường mời gần như toàn bộ người trong thôn bản đến tham dự lễ cưới của họ, khách đến dự đám cưới sau khi cơm no rượu say ra về trên tay còn cầm một quả trứng luộc chín với hàm ý mong cho họ đông con, đông cháu.

Đối với người Singapore, dùng ngón tay trỏ chỉ người khác, nắm chặt nắm tay hoặc ngón tay giữa đều bị coi là những động tác cực kỳ vô lễ. Hai tay không được tùy tiện chắp vào sườn bởi vì đó là biểu hiện của sự bực tức.

Khi ăn cơm không được đặt đũa lên trên bát hoặc đặt lên đĩa thức ăn. Khi không ăn nữa cũng không được đặt lung tung mà phải đặt trên giá, đĩa tương ớt hoặc đặt trên đĩa đựng xương. Nếu là nhân viên hàng hải, người làm nghề cá hoặc những người thích chèo thuyền, khi ăn cơm không được lật con cá, bởi vì việc đó đồng nghĩa với việc lật con tàu lật thuyền, do đó phải tách con cá đó ra, ăn từ trên xuống dưới.

Trong những ngày đầu năm mới, người dân Singapore không bao giờ quét dọn nhà cửa, không gội đầu, bởi vì họ cho rằng làm như vậy sẽ mất hết may mắn, không được đánh vỡ đồ đạc trong phòng, nhất là không được làm vỡ gương, vì đó là biểu hiện của chuyện xấu và không may mắn; không được mặc đồ trắng, không được dùng kim hoặc kéo, bởi vì những vật dụng này có thể đem đến vận hạn cho họ.

Người Singapore cho rằng con số "4", "7", "13", "37", và "69" là những con số tiêu cực và không may mắn, họ ghét và kỵ nhất con số "7", bình thường họ cố hết sức để tránh gặp phải con số này.
Người Singapore quan niệm màu đen là màu không may mắn, màu tím cũng là màu họ không thích. Họ chỉ thích màu hồng màu đỏ, bởi vì theo họ màu này tượng trưng cho sự trang nghiêm, nhiệt huyết mãnh liệt, vui vẻ, dũng cảm và tượng trưng cho sự khoan dung, độ lượng. Họ cũng thích màu xanh da trời và màu xanh lá cây.

vanhoa

Đạo Islam là đạo chính của Singapore, đạo này cấm uống rượu, cấm ăn thịt lợn và những đồ ăn chế biến từ lợn.

Người dân Singapore không hưởng ứng hút thuốc lá. Ở một số nơi như cầu thang máy, rạp chiếu phim, trên những phương tiện giao thông công cộng nhất là trong văn phòng..., quy định là nghiêm cấm hút thuốc, những ai vi phạm quy định này sẽ bị phạt 500$ Singapore. Tại các nơi khác, cứ muốn hút thuốc phải hỏi ý kiến và được sự đồng ý của đối phương.

Khi nói chuyện và trong giao tiếp, người ta tuyệt đối cấm kỵ bàn luận sự được mất và chính trị hoặc sự tranh giành xô xát chủng tộc, thị phi tôn giáo.... nhưng có thể bàn những kinh nghiệm du lịch, cũng có thể về những nơi nổi tiếng, ở các nơi mà bản thân đã đi qua. Chủ đề được người dân Singapore bàn tới nhiều nhất là về những món ăn sơn hào hải vị và khách sạn, nhà hàng. Người Singapore rất kỵ nói "chúc phát tài" bởi vì họ luôn hiểu từ "tài" là "tài bất nghĩa" hoặc "phúc bất nhân". Khi nói "chúc phát tài" sẽ bị coi là chế giếu mắng chửi và sỉ vả người khác.

Ở đất nước Singapore, trên trán người phụ nữ mang huyết thống Ấn độ có săm một nốt đỏ, còn nam giới dùng thắt lưng màu trắng, phần lớn khi gặp nhau chắp tay trước ngực để chào, còn khi vào nhà phải cởi dép.

Ở Singapore, có một số thói quen trong sinh hoạt hoặc những điều người ta tin và bảo vệ. Mặc dù đối với tầng lớp thanh niên Singapore, những điều này không quan trọng lắm nhưng những người lớn tuổi lại đặc biệt quan tâm.

-Người gố Hoa thích số chẵn, chẳng hạn người ta biếu nhau 2 quả cam trong dịp Tết để lấy lộc

- Các con số 2, 6, 8 là con số may mắn, trong khi đó số 4 lại là con số chết chóc, nên người ta hết sức tránh

- Những vật được coi là kị không nên tặng nhau: đồng hồ là điềm tang tóc, khăn tay là điềm chia ly, chiếc dù là điềm rủi ro.

- Màu đỏ là màu của may mắn, tài lộc, còn màu đen là màu kị, nhất là trong những dịp lễ hội.

- Người Hồi giáo không ăn thịt lợn. Khi mời cơm một người bạn người Hồi giáo, bạn phải đảm bảo trong các món ăn không sử dụng đến thịt lợn hoặc rượu và những loại thịt khác phải được mua trong các quầy thực phẩm giết mổ theo đúng giới luật của đạo hội. Và người Hồi giáo cũng kỵ rượu nên khi đến nhà họ bạn đừng bao giờ mang theo loại thức uống này.

- Người Hindu không ăn thịt bò. Trong tang lễ, người ta ăn mặc màu sẫm và đưa tiền phúng điếu với con số lẻ bỏ tong phong bì màu trắng hoặc màu nâu.

- Người Singapore có thói quen đi chân không vào nhà.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Đảo Chị em Sisters’ Islands

Nếu bạn muốn một trải nghiệm mới lạ, hãy đến thăm Đảo Chị em Sisters' Islands, phía nam đảo Singapore. Là nơi tuyệt vời cho các hoạt động lặn biển và cắm trại, Đảo Chị em Sisters’ Islands gồm hai đảo nhỏ – Đảo Chị Big Sister (3,9 ha) và Đảo Em Little Sister (1,7 ha).

Sở dĩ những hòn đảo có tên như vậy vì theo truyền thuyết, có hai chị em nhà kia rủ nhau chạy trốn tên cướp biển gian ác muốn bắt cóc một cô về làm vợ nhưng rồi cả hai bị chết đuối, từ đó đảo bị tách ra làm đôi. Ngăn giữa hai đảo là một con kênh hẹp được những người đi dã ngoại rất ưa thích vì ở đây có bóng cây cọ râm mát, có chòi hóng gió trên bờ biển.

chiem

Những người yêu thích bơi lội và lặn biển có thể thỏa mãn niềm đam mê của mình ở Đảo Chị em Sisters’ Islands vì nơi đây có nhiều rạn san hô kỳ ảo với hệ sinh vật biển phong phú. Ở đây cắm trại cũng là hoạt động được yêu thích, nhưng bạn nhớ phải xin giấy phép trước khi lên đường nhé. Để đến được đây, phải đi bằng thuyền thuê từ bến Marine South, bạn hãy lên kế hoạch dã ngoại trọn một ngày tại Đảo Chị em Sisters’ Islands.

Thông tin cần thiết
Giờ mở cửa
Hàng ngày 24 giờ
website
http://www.sentosa.com.sg/en/nature/southern-islands/sisters-islands-pulau-hantu/
Phí vào cửa
Người lớn $15, Trẻ em $12
Đặc điểm
Vào cửa tự do, Phù hợp cho gia đình
Tốt cho
Thiên nhiên, Đời sống hoang dã
Dành cho
Trải nghiệm khác biệt, Cảnh đẹp
Địa chỉ
Sisters’ Island Singapore 000703
Phone(65) 6275 03988

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Một số kinh nghiệm khi mua sắm ở Singapore

Bạn chỉ cần đi bộ đến các khu vực mua sắm tiêu biểu của Singapore để tự mình khám phá những gì có tại đây. Một điều chắc chắn là bạn sẽ không ra về tay không, mà thay vào đó là rất nhiều món đồ với giá phải chăng đi kèm nhiều quà tặng khuyến mãi. Hãy chuẩn bị tinh thần đi mua sắm cho tới khi kiệt sức.

Tại Singapore, mọi mặt hàng đều có chương trình khuyến mãi quanh năm nhưng tiêu biểu nhất là Mùa Siêu Khuyến Mãi Great Singapore Sale.

Mua gì, ở đâu?

Dù sở thích của bạn là gì, chắc chắn ở Singapore có rất nhiều nơi sẽ thỏa mãn nhu cầu của bạn.

 Singapore, có các cửa hàng và trung tâm mua sắm phân chia theo từng thể loại hàng hóa dành cho các sở thích mua sắm riêng biệt. Theo cách này, bạn sẽ dễ dàng biết ngay nơi mình cần đến khi muốn tìm một món hàng cụ thể nào đó. Ví dụ đối với máy tính hoặc hàng điện tử, bạn sẽ tìm thấy đủ loại mặt hàng ở Sim Lim Square hoặc Funan Digital Mall. Nếu muốn chọn cho mình một cuốn sách hay, bạn có thể ghé thăm nhiều hiệu sách như Borders hay Kinokuniya.


Điều đáng ngạc nhiên là mỗi trung tâm đều đem lại những trải nghiệm mua sắm độc đáo, và tạo cơ hội cho bạn thỏa thích dạo quanh kiếm tìm bất cứ thứ gì bạn muốn. Đừng quên dành thời gian ghé thăm các trung tâm thương mại nổi tiếng tại Singapore như Ngee Ann City, ION Orchard và VivoCity .

Để tìm hiểu xu hướng thời trang mới nhất, bạn có thể tới các trung tâm mua sắm dọc Đại lộ Orchard – khu trung tâm mua sắm chính của Singapore. Nhưng nếu bạn yêu thích các món đồ lưu niệm hay thủ công đậm chất văn hóa, khu Kampong Glam, Khu Tiểu Ấn và Chinatown là những địa điểm lý tưởng cho bạn lựa chọn. Ở đây bạn có thể tìm thấy các sản phẩm đặc trưng của từng dân tộc, trang sức, quần áo vải vóc, đồ cổ và nhiều hàng hóa khác vô cùng đa dạng.


Giờ mua sắm

Một số cửa hàng bách hóa và một vài cửa hiệu nhỏ hơn mở cửa hàng ngày từ 10g đến khoảng 21g, hoặc thậm chí đến 10 tiếng. Trung tâm mua sắm Mustafa ở khu Tiểu Ấn là cửa hàng bách hóa duy nhất ở Singapore mở cửa 24 giờ mỗi ngày.

Giá cả và Mặc cả

Những tờ báo địa phương thường đưa tin rất nhanh về tình hình giá cả và những chương trình khuyến mãi mới nhất. Bạn có thể dành chút ít thời gian để đọc lướt và so sánh giá cả trước khi mua hàng.

Ở các cửa hàng bách hóa, tất cả các món hàng đều có bảng niêm yết giá với giá cố định. Nhiều cửa hàng bán lẻ nhỏ cũng niêm yết giá nhưng thường có thể linh động nếu bạn có yêu cầu giảm giá. Hãy yêu cầu người bán lẻ ra giá “thấp nhất”, sau đó bạn mặc cả cho đến khi hai bên đi đến giá thỏa thuận.


Thẻ tín dụng/Thẻ thanh toán

Hầu hết các cửa hàng đều chấp nhận những thẻ tín dụng và thẻ thanh toán quốc tế chính. Nếu bạn gặp cửa hàng nào đòi tính thêm khoản phụ thu, hãy liên hệ với văn phòng của công ty thẻ thanh toán có liên quan tại địa phương để kịp thời chấn chỉnh những việc làm sai trái.

Tiền tệ

Đối với ngân phiếu du lịch và những vấn đề tài chính khác, hãy liên hệ với những ngân hàng thường hoạt động từ 9g30 đến 15g30, từ thứ Hai đến thứ Sáu, và từ 9g30 đến 11g30 vào những ngày thứ Bảy. Để thuận tiện hơn, các máy rút tiền tự động được lắp đặt một cách tiện lợi tại các ngân hàng và hầu hết các trung tâm mua sắm và phục vụ 24/24.

Bạn có thể đổi ngoại tệ tại các ngân hàng, khách sạn và bất cứ nơi nào có trưng bảng hiệu “Quầy đổi tiền hợp pháp” (Licensed Money Changer).

Biên nhận và các chính sách trả đổi hàng

Tất cả các cửa hàng bách hóa và các cửa hàng bán lẻ nhỏ đều cung cấp phiếu thanh toán hoặc biên nhận khi mua bán. Bạn đừng ngại yêu cầu người bán hàng cung cấp biên nhận nếu họ lờ đi. Hãy kiểm tra kỹ lưỡng mọi chi tiết ghi trên biên nhận.

Những cửa hàng lớn hơn và các cửa hàng bách hóa sẽ đổi hàng hóa nếu được trả lại trong tình trạng tốt như ban đầu. Tuy nhiên, việc trả lại hàng hóa thường chỉ được chấp nhận trong một số ngày nhất định (thường là 3 ngày) kể từ ngày mua, và phải trình hóa đơn thanh toán. Những cửa hàng nhỏ hơn thường không dễ dãi cho lắm, vì thế bạn hãy kiểm tra hàng hóa kỹ lưỡng cũng như phương thức trả lại hàng trước khi mua hàng. Nếu bạn chưa quyết định mua hàng trong một cửa hàng bách hóa và muốn dành thời gian để xem xét thêm, bạn có thể yêu cầu nhân viên bán hàng để dành món hàng đó cho mình. Hàng hóa chỉ có thể để dành tối đa trong 3 ngày.

Hoàn thuế và Điều kiện để được hoàn thuế


Tại Singapore hiện áp dụng Thuế Hàng Hóa và Dịch Vụ (Goods and Services Tax - GTS) ở mức 7% nếu mua hàng hóa tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương trình. Với điều kiện, bạn vận chuyển hàng hóa ra khỏi Singapore qua Sân Bay Quốc Tế Changi (Changi International Airport) hoặc Sân Bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua hàng.

Để được miễn thuế sau khi mua sắm ở Singapore, bạn cần lưu ý phải mua hàng ở những cửa hàng có biểu tượng “MUA HÀNG MIỄN THUẾ” (TAX FREE SHOPPING) và:

- Chi tiêu tối thiểu 100 đôla Sing tại bất kỳ điểm bán lẻ nào là hội viện của Global Refund.

- Xuất trình passport cho người bán lẻ để nhận được phiếu hoàn thuế (Global Refund Cheque).

- Đem phiếu hoàn thuế đến xác nhận tại quầy Hải quan Singapore tại Terminal 1 hoặc 2 ở phi trường Changi để làm bằng chứng xuất khẩu hàng hóa. Những món hàng đã mua, cùng với các biên nhận và phiếu hoàn thuế phải được xuất trình để xác minh.

- Bạn có thể yêu cầu chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, ngân phiếu hoặc Phiếu mua sắm miễn phí tại phi trường (Airport Shopping Vouchers) ở các Quầy hoàn thuế (Global Refund counter) tại sân bay. Bạn phải chịu một khoản phí phụ thu trên tổng số tiền được hoàn lại.

- Bạn cũng có thể ghé đến bất kỳ trung tâm trung tâm chi trả tiền hoàn thuế bằng tiền mặt nào trong thành phố để làm thủ tục kê khai thuế ngay sau khi mua hàng. Tiền hoàn thuế được thanh toán bằng đôla Singapore và được giới hạn đến mức tối đa là $500 trên mỗi du khách.